Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao?

Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao? Câu hỏi từ Anh B.L - TPHCM

Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao?

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện 51/CĐ-TTg năm 2024 yêu cầu các Bộ ngành và địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Trong đó nêu rõ trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh và đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người, ảnh hưởng tới sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, gây tâm lý bất ổn cho người lao động.

Để kịp thời chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

* Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt tại các công trình, dự án trọng điểm, trong các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, tại các doanh nghiệp quản lý, sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Khẩn trương xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn vệ sinh lao động trong tình hình mới.

* Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; công khai các vi phạm lên phương tiện thông tin đại chúng và những gương điển hình tiên tiến, các kinh nghiệm hay, bài học quý về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc.

* Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý rà soát kỹ các quy định, quy chuẩn, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người lao động.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt đối với các công trình, dự án trọng điểm, các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

* Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm an ninh con người.

- Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát, công tác diễn tập để giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động; kịp thời phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm các vi phạm.

Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao?

Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 theo yêu cầu của Thủ tướng chính phủ ra sao? (Hình từ Internet)

Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Chỉ thị 31 đúng không?

Tại Mục 1 Chỉ thị 31-CT/TW 2024 có nêu rõ như sau:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.
...

Theo đó, bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ là một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm theo Chỉ thị 31 đồng thời bảo đảm quyền của người lao động đi đôi với bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Tổ chức thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW ra sao?

Tại Mục 8 Chỉ thị 31-CT/TW 2024 có nêu rõ tổ chức thực hiện Chỉ thị 31 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới như sau:

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị; tổ chức thực hiện tốt Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương.

- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện tốt Chỉ thị.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

An toàn vệ sinh lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam đối với việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người làm công tác y tế trong doanh nghiệp có bắt buộc phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Khi lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động thì công ty có cần phải lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở không?
Pháp luật
Sản xuất hóa chất có cần phải tổ chức bộ phận an toàn vệ sinh lao động không? Có hơn 30 người lao động thì cần bao nhiêu người làm công tác an toàn vệ sinh lao động?
Pháp luật
Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Nhận diện và đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời gian nộp báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp là khi nào theo Thông tư 07?
Pháp luật
Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Thợ hàn hơi phải đảm bảo yêu cầu gì theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17 BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành?
Pháp luật
Thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Số lượng cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải bố trí khi thi công công trình xây dựng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh lao động
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
770 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào