Cầu Phong Châu Phú Thọ xây dựng năm nào? Cầu Phong Châu nối liền 2 huyện nào của tỉnh Phú Thọ?
Cầu Phong Châu Phú Thọ xây dựng năm nào? Cầu Phong Châu nối liền 2 huyện nào của tỉnh Phú Thọ?
>> Xem thêm: Số người chết do sập cầu Phong Châu Phú Thọ? Danh sách sơ bộ nạn nhân mất tích, bị thương cập nhật?
>> Xem thêm: Khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ
>> Xem thêm: Nguyên nhân sập cầu Phong Châu Phú Thọ
>> Xem thêm: Số người chết, mất tích do bão số 3? Dự báo sẽ tiếp tục mưa lớn vào ngày 9-10/9?
Căn cứ theo Công văn 7984/BGTVT-KHĐT năm 2022 thì Bộ Giao thông vận tải nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị có nội dung liên quan đến Cầu Phong Châu Phú Thọ như sau:
“Tuyến Quốc lộ 32C qua địa bàn tỉnh Phú Thọ đến các tỉnh Tây Bắc có cầu Tứ Mỹ (thuộc địa phận huyện Tam Nông và huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) được xây dựng từ năm 1996 với trọng tải thấp (13 tấn) trong khi lưu lượng người và phương tiện qua lại thường xuyên rất lớn và cầu Phong Châu (thuộc địa bàn hai huyện: Tam Nông và Lâm Thao) được xây dựng từ tháng 7/1995, đã qua nhiều lần sửa chữa, đại tu; hiện nay bề rộng mặt cầu hẹp, lưu lượng người và phương tiện qua lại rất thường xuyên. Để đáp ứng với nhu cầu phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa và đi lại của Nhân dân, đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng hai cây cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu và cầu Tứ Mỹ hiện nay”.
Trước tiên, Bộ Giao thông vận tải trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân. Về nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ Giao thông vận tải xin trả lời như sau:
Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, quốc lộ 32C có điểm đầu tại giao cắt với quốc lộ 2 (tỉnh Phú Thọ), điểm cuối tại giao cắt với quốc lộ 37 (tỉnh Yên Bái), tổng chiều dài khoảng 117 km, trong đó chiều dài qua địa bàn tỉnh Phú Thọ khoảng 100 km.
Tại Nghị quyết số 29/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT chỉ được phân bổ tổng số khoảng 304.104 tỉ đồng thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư khoảng 462.000 tỉ đồng. Theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội, số vốn này phải ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ chi bắt buộc1; khởi công mới một số dự án động lực, cấp bách, xử lý các điểm nghẽn thuộc 5 chuyên ngành giao thông trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố trong 5 năm.
...
Theo đó, cầu Phong Châu Phú Thọ được xây dựng từ tháng 7/1995 (thuộc địa bàn hai huyện: Tam Nông và Lâm Thao)
Cầu Phong Châu nối liền 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ.
Cầu Phong Châu Phú Thọ xây dựng năm nào? Cầu Phong Châu nối liền 2 huyện nào của tỉnh Phú Thọ? (Hình ảnh Internet)
Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch gì cho dự án QL.32C và việc xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu Phú Thọ?
Căn cứ theo Công văn 7984/BGTVT-KHĐT năm 2022 thì Bộ Giao thông vận tải có kế hoạch cho dự án QL.32C và việc xây cầu mới thay thế cầu Phong Châu Phú Thọ như sau:
- Bộ Giao thông vận tải đã báo cáo Chính phủ ưu tiên bố trí vốn đầu tư dự án hoàn chỉnh QL.32C đoạn qua thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (Km11+500 - Km21+158) với tổng mức đầu tư khoảng 160 tỉ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định đầu tư, dự kiến hoàn thành dự án năm 2023. Đối với việc đầu tư nâng cấp hoặc xây dựng hai cây cầu mới nhằm thay thế cầu Phong Châu hiện nay, Bộ Giao thông vận tải ghi nhận kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ và sẽ quan tâm ưu tiên đầu tư khi cân đối được nguồn lực.
Trong điều kiện chưa thực hiện ngay việc đầu tư dự án, trước mắt Bộ Giao thông vận tải tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác duy tu, sửa chữa cầu Phong Châu từ nguồn bảo trì đường bộ để bảo đảm an toàn giao thông cho người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.
Nguyên tắc xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được thực hiện thế nào?
Căn tại Điều 3 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg quy định việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông, xây dựng và các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp quy hoạch tỉnh chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công trình chỉ ảnh hưởng trong phạm vi tỉnh.
- Việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê phải bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử của tuyến sông, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều và giao thông đường thủy theo quy định của pháp luật.
- Lựa chọn kết cấu và bố trí các trụ cầu phù hợp, xuôi thuận với hướng dòng chảy để hạn chế co hẹp lòng dẫn, thay đổi chế độ dòng chảy của sông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?