Cập nhật tình hình triển khai một số cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ tại Phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102)?
- Cập nhật tình hình triển khai một số cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ tại Phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102)?
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị triển khai kết quả phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ như thế nào?
- Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) đã được đề cập như thế nào trong phiên họp của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ?
Cập nhật tình hình triển khai một số cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ tại Phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102)?
Căn cứ Mục I Công văn 7465/BKHĐT-KTDV năm 2022 có nội dung về kết quả phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102) như sau:
Phiên họp đã thảo thảo luận, cập nhật tình hình triển khai một số cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ bao gồm gói cam kết dịch vụ thứ 10 (AFAS 10h), Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA), khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF), Hiệp định di chuyển thể nhân ASEAN (MNP), hoạt động của các nhóm công tác chuyên môn.
Theo đó, Ban Thư ký ASEAN đề nghị các quốc gia tham vấn và đưa ra ý kiến về một số nội dung:
- Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA): CCS yêu cầu các quốc gia tham khảo ý kiến về định dạng chung sửa đổi do Ban Thư ký ASEAN chuẩn bị dựa trên ý kiến của các quốc gia tại cuộc họp trước để thông qua tại cuộc họp tiếp theo.
- CCS lưu ý quan điểm của các quốc gia có thể thực hiện điều chỉnh khi có các tình huống cụ thể cần được phản ảnh trong định dạng chung và tiêu đề (Phụ lục 13).
- Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF): CCS yêu cầu các quốc gia tham vấn nội bộ về dự thảo văn bản ASFF và đóng góp ý kiến cho các cuộc thảo luận tiếp theo.
- Trường hợp có liên quan, các quốc gia có thể đề xuất văn bản bổ sung, bao gồm hình thức thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua các Nhóm công tác ngành.
- Ngoài ra, CCS cũng yêu cầu các quốc gia cung cấp quan điểm về tính pháp lý của ASFF (lưu ý một số văn bản được lấy hoặc sửa đổi từ một số thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý) cũng như phương thức vận hành ưu tiên.
+ Hiệp định di chuyển thể nhân ASEAN (MNP): CCS yêu cầu các quốc gia đưa ra quan điểm về sự kiện hoặc phương thức ký kết thông qua ma trận tại Phụ lục 19 trước ngày 07/10/2022.
+ Ngày dự kiến để ký kết Nghị định thư MNP là cuộc họp Hội đồng AEC lần thứ 21 dự kiến vào tháng 11/2022. CCS thống nhất ngày và địa điểm ký kết Nghị định thư MNP sẽ là ngày và địa điểm ký cuối cùng của Nghị định thư.
+ Về các nhóm công tác chuyên ngành: Chủ tịch các nhóm công tác chuyên ngành (Nhóm công tác dịch vụ chuyên môn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ logistics) đã báo cáo kết quả họp nhóm công tác chuyên ngành tại hội nghị.
Cập nhật tình hình triển khai một số cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ tại Phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ (CCS 102)? (Hình từ Internet)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị triển khai kết quả phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ như thế nào?
Căn cứ Mục II Công văn 7465/BKHĐT-KTDV năm 2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị triển khai kết quả phiên họp lần thứ 102 của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ với nhũng nội dung như sau:
Trên cơ sở kết quả thảo luận và thống nhất tại phiên họp, để hoàn thành các nhiệm vụ được giao và chuẩn bị cho các phiên họp tiếp theo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và có ý kiến đối với các nội dung cụ thể như sau:
- Về Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA):
Đề nghị các Bộ, ngành có ý kiến về định dạng chung sửa đổi và phần tiêu đề chung của danh mục NCM Hiệp định ATISA do Ban Thư ký dự thảo.
- Về Hiệp định di chuyển thể nhân MNP:
+ Sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt Nghị định thư MNP, đề nghị các Bộ ngành có ý kiến đối với hồ sơ nêu trên.
+ Đề nghị các Bộ ngành đưa ra quan điểm về sự kiện có thể tham dự để ký kết và phương thức ký kết Nghị định thư MNP.
- Các nội dung khác
+ Đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu tài liệu về Khuôn khổ tạo thuận lợi dịch vụ ASEAN (ASFF), có ý kiến về tính pháp lý của ASFF và phương thức vận hành ưu tiên của ASFF.
+ Đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu, có ý kiến đối với nội dung liên quan đến Chỉ số rào cản thương mại dịch vụ (STRI) của OECD (Ý kiến về dự thảo báo cáo của OECD; Đề xuất mở rộng phạm vi ASEAN-STRÍ bao gồm 22 phân ngành dịch vụ hoặc chỉ một số phân ngành đã được xác định; Các sáng kiến tiếp theo).
- Đề nghị các Bộ, ngành báo cáo về các nhiệm vụ, hoạt động, tiến độ công việc của các nhóm công tác do các các Bộ, ngành phụ trách tham gia. Trên cơ sở đó, đề xuất về việc sắp xếp lại các nhóm công tác trực thuộc CCS để thảo luận tại cuộc họp tiếp theo.
- Đề nghị Bộ Y tế có ý kiến về một số nội dung, cụ thể:
+ Dịch vụ e-Healthcare: Hoàn thiện trả lời Khảo sát sức khỏe điện tử ASEAN theo thời hạn quy định; Gửi 04 Thông tư về quy định đối với các dịch vụ e-Healthcare trước cuộc họp nhóm dịch vụ chăm sóc sức khỏe (HSSWG) tiếp theo.
+ Gửi thông tin về các quy định và thông lệ về Du lịch chăm sóc sức khỏe theo ma trận của Ban Thư ký.
+ Về Chủ tịch HSSWG: Việt Nam đã không nhận nhiệm vụ Chủ tịch HSSWG theo lượt luân phiên vào năm trước.
Do đó, hội nghị đề nghị Việt Nam đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch trong nhiệm kỳ từ ngày 01/01-31/12/2023. Việt Nam đã thông báo với hội nghị sẽ nghiên cứu và đưa ra phản hồi về quyết định đảm nhiệm Chủ tịch HSSWG và AJCCs.
Trong trường hợp Việt Nam không thể đảm nhận chức Chủ tịch cho năm 2023, Cambodia và Indonesia sẽ là quốc gia tiếp theo xem xét đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên. Đề nghị Bộ Y tế có ý kiến về khả năng đảm nhiệm chức Chủ tịch HSSWG và AJCCs năm 2023, thông báo cho HSsWG theo thời hạn quy định.
- Đề nghị các Bộ, ngành có ý kiến đề xuất các hoạt động ưu tiên liên quan đến khóa đào tạo do ERIA hỗ trợ tổ chức thực hiện trong năm 2023.
- Đề nghị các Bộ, ngành cử đại diện tham dự các cuộc họp nhóm công tác liên quan và các phiên họp CCS tiếp theo.
Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA) đã được đề cập như thế nào trong phiên họp của Ủy ban điều phối ASEAN về dịch vụ?
Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Công văn 7465/BKHĐT-KTDV năm 2022 có đề cập đến việc phê duyệt Hiệp định thương mại dịch vụ ASEAN (ATISA):
- CCS cập nhật quan điểm của các quốc gia về nghĩa vụ ratchet, ý kiến của các quốc gia về định dạng chung và kế hoạch làm việc ATISA. Theo đó, Việt Nam đang chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền, yêu cầu thời gian ân hạn tương tự như CPTPP, nghĩa vụ ratchet được áp dụng cho một số ngành/phân ngành cụ thể.
- CCS khẳng định ATISA không tược tụt hậu so với các hiệp định thương mại tự do ASEAN+1 hoặc khu vực khác. Ngoài ra, liên quan đến quá trình chuyển đổi, CCS khẳng định các quốc gia sẽ gửi danh mục các biện pháp không tương thích (NCM) theo các mốc thời gian chuyển đổi như đã nêu trong ATISA.
- Do thỏa thuận quy định các mốc thời gian trình khác nhau, Chủ tịch CCS sẽ làm việc với Ban Thư ký ASEAN để đưa ra tài liệu phác thảo các bước chung mà các quốc gia cần thực hiện nhằm đáp ứng các mốc thời gian chuyển đổi tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?