Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như thế nào?
- Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như thế nào?
- Trường hợp nào doanh nghiệp được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?
- Hình thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là gì?
- Nước thành viên nhập khẩu có nhiệm vụ gì trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?
Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định việc cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như sau:
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp:
+ Riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một Nước thành viên;
+ Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.
Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào doanh nghiệp được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định như sau:
Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Thương nhân được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:
a) Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;
b) Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Thương nhân không được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp việc nhập khẩu là một phần thuộc một chuỗi các hoạt động nhập khẩu được tiến hành hoặc đã lên kế hoạch nhằm trốn tránh quy định nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan.
Như vậy theo quy định trên doanh nghiệp được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:
- Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;
- Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hình thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định như sau:
Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu bằng các hình thức sau:
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;
- Yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;
- Yêu cầu nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa cung cấp thông tin về xuất xứ hàng hóa;
- Kiểm tra, xác minh thực tế cơ sở sản xuất của nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất hàng hóa;
- Các hình thức khác so với quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên nhập khẩu và Nước thành viên có trụ sở của nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu.
Nước thành viên nhập khẩu có nhiệm vụ gì trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 27 Thông tư 03/2019/TT-BCT quy định nhiệm vụ của nước thành viên nhập khẩu trong việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như sau:
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận;
- Thông báo cho nhà nhập khẩu văn bản kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận;
- Thông báo cho nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đã cung cấp thông tin kết luận về xuất xứ hàng hóa, trong đó nêu rõ cơ sở đưa ra kết luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?
- Nguồn thu của Quỹ Hiểu về trái tim bao gồm những gì? Định mức chi hoạt động quản lý Quỹ Hiểu về trái tim?
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?