Cảnh báo ngập lụt ở Hà Nội? Các điểm/tuyến phố chính có nguy cơ ngập? Hiện trạng mưa trên khu vực Hà Nội?
Cảnh báo ngập lụt ở Hà Nội? Các điểm/tuyến phố chính có nguy cơ ngập? Hiện trạng mưa trên khu vực Hà Nội?
Xem thêm: Báo động lũ cấp mấy là cao nhất?
Lũ sông Hồng hiện tại đạt mức bao nhiêu? Mực nước sông Hồng đang bao nhiêu?
Ngày 10/9/2024, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia có bản tin NGLU-34/02h15/DBQG NGLU-34/02h15/DBQG Cảnh báo ngập lụt khu vực nội thành Hà Nội, cụ thể:
1. Hiện trạng mưa trên khu vực Hà Nội: Hiện nay, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa to đến rất to.
2. Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt:
Dự báo trong 3-6h giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 40-70mm, có nơi trên 80mm.
Cảnh báo: Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 10-20cm;
Đáng chú ý một số tuyến phố có khả năng ngập sâu hơn với độ sâu 25-30cm bao gồm:
3. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt: Cấp 1
4. Cảnh báo tác động của ngập lụt: Các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến phố ngập sẽ bị ảnh hưởng, khó khăn khi di chuyển có thể gây tắc nghẽn cục bộ.
Cảnh báo ngập lụt ở Hà Nội (Hình từ Internet)
Quy định về bản tin cảnh báo ngập lụt
Theo quy định tại mục 2 Chương 2 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì một số quy định về bản tin cảnh báo ngập lụt như sau:
- Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng.
- Nội dung của Tin cảnh báo ngập lụt gồm:
+ Tiêu đề Tin cảnh báo ngập lụt kèm theo tên khu vực, địa điểm báo tin ngập lụt;
+ Hiện trạng mưa, mực nước hoặc triều cường, nước biển dâng trên khu vực;
+ Cảnh báo các đặc trưng ngập lụt: phạm vi, thời gian, độ sâu ngập lụt lớn nhất;
+ Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do ngập lụt theo quy định tại Điều 4 và Điều 45 Quyết định này;
+ Thời gian ban hành tin;
+ Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin.
- Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt lớn cho khu vực bị ảnh hưởng; tin cảnh báo ngập lụt có thể được ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong tin cảnh báo lũ, tin lũ, lũ khẩn cấp.
Xác định cấp độ rủi ro thiên tai như thế nào?
Theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì việc xác định cấp độ rủi ro thiên tại như sau:
- Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.
- Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.
- Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai: cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp; cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình; cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn; cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn; cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định này).
- Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai gồm:
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều 3 Quyết định này.
- Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo cháy rừng do tự nhiên và cấp độ rủi ro thiên tai quy định tại khoản 7 Điều 3 Quyết định này.
- Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức ban hành các bản tin động đất, cảnh báo sóng thần và cấp độ rủi ro thiên tai quy định từ khoản 8 đến khoản 10 Điều 3 Quyết định này.
- Bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai do các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này ban hành là bản tin chính thức, được sử dụng trong chỉ đạo điều hành hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai ở Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?