Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý là gì?
- Khi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thì Bộ Giao thông vận tải căn cứ vào yếu tố thực tế nào?
- Có những phương pháp nào để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý?
- Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý gồm có những nội dung nào?
Khi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thì Bộ Giao thông vận tải căn cứ vào yếu tố thực tế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Căn cứ xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
2. Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của người lao động.
3. Điều kiện thực tế hoạt động của các đơn vị về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực tài chính, đất đai; năng lực, trình độ tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị.
4. Số liệu thống kê, số liệu khảo sát thực tế và các tài liệu có liên quan.
5. Định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình xác định định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc hoặc nhóm công việc.
6. Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Theo như quy định trên thì khi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thì Bộ Giao thông vận tải sẽ căn cứ vào các yếu tố hoạt động thực tế như là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực tài chính, trình độ tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị.
Ngoài những yếu tố nêu trên thì khi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thì Bộ Giao thông vận tải còn căn cứ theo nhưng tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình kỹ thuật, quy trình công nghệ, hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Quy định pháp luật hiện hành về chế độ làm việc của người lao động.
- Số liệu thống kê, số liệu khảo sát thực tế và các tài liệu có liên quan.
- Định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình xác định định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc hoặc nhóm công việc.
- Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý là gì?
Có những phương pháp nào để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 29/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Phương pháp xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Phương pháp thống kê, tổng hợp: là phương pháp căn cứ số liệu thống kê hằng năm hoặc trong các kỳ báo cáo (số liệu thống kê phải đảm bảo độ tin cậy, tính pháp lý trong thời gian tối thiểu ba năm liên tục trước thời điểm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật) và dựa vào kinh nghiệm thực tế hoặc các thông số so sánh để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Phương pháp so sánh: là phương pháp căn cứ vào các định mức của công việc, sản phẩm tương đương đã thực hiện trong thực tế để xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật.
3. Phương pháp tiêu chuẩn: là phương pháp căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật về thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi, mức tiêu hao máy móc, thiết bị để xây dựng định mức lao động, định mức máy móc, thiết bị cho từng công việc hoặc nhóm công việc.
4. Phương pháp phân tích thực nghiệm: là tổ chức khảo sát, thực nghiệm theo từng quy trình, nội dung công việc; căn cứ kết quả khảo sát, thực nghiệm để phân tích, tính toán từng yếu tố cấu thành định mức.
5. Phương pháp tổng hợp là phương pháp kết hợp từ hai phương pháp quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 của Điều này.
Theo đó sẽ có tất cả là 5 phương pháp được sử dụng để xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý như sau:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp tiêu chuẩn
- Phương pháp phân tích thực nghiệm
- Phương pháp tổng hợp.
Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý gồm có những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 29/2022/TT-BGTVT quy định về nội dung định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý như sau:
- Hướng dẫn áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng; điều kiện áp dụng; các yếu tố tự nhiên - xã hội và các điều kiện khác liên quan đến thực hiện công việc để xác định hệ số điều chỉnh tương ứng với các mức khó khăn so với điều kiện áp dụng (trong trường hợp cần thiết).
- Nội dung công việc: liệt kê mô tả nội dung công việc, các thao tác cơ bản, thao tác chính để thực hiện công việc từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc để thực hiện một dịch vụ sự nghiệp công.
- Định mức hao phí: là các hao phí cần thiết để hoàn thành một sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công hoặc một khối lượng công việc của dịch vụ sự nghiệp công.
- Trình tự xây dựng nội dung của định mức kinh tế - kỹ thuật; hồ sơ báo cáo kết quả xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và việc xác định các hao phí của định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 29/2022/TT-BGTVT.
Thông tư 29/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?