Căn cứ thực hiện xét khen thưởng trong ngành Tư pháp là gì? Thi đua trong ngành Tư pháp được tổ chức, phát động bằng những hình thức nào?

Cho tôi hỏi: Việc xét khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện dựa vào căn cứ nào? Câu hỏi của anh Quân đến từ Bình Dương.

Việc khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BTP quy định việc khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, thiết thực.

- Bảo đảm thống nhất, phù hợp giữa hình thức, mức hạng, đối tượng khen thưởng với chức năng, nhiệm vụ được giao và thành tích đạt được.

- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không tặng thưởng nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; không nhất thiết khen thưởng theo trình tự có mức khen thưởng thấp rồi mới khen thưởng mức cao hơn;

Không cộng dồn thành tích đã khen của lần trước để đề nghị nâng mức khen thưởng lần sau.

- Đối với hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên) trong một năm mỗi tập thể, cá nhân chỉ được xét tặng một hình thức khen thưởng, trừ trường hợp khen thưởng quá trình cống hiến, khen thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất.

- Khi Bộ Tư pháp tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị định hoặc phục vụ hội nghị, hội thảo, diễn đàn... các cơ quan, đơn vị không đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tặng thưởng Bằng khen, Huân chương cho các tập thể hoặc cá nhân.

- Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung; trường hợp quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến được thực hiện theo quy định chung.

- Trong khen thưởng phải chú trọng đến các đối tượng là tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp lao động, sản xuất, học tập, công tác; người dân tộc thiểu số; cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, học tập, công tác;

Tập thể, cá nhân từ yếu kém, phấn đấu trở thành điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua; Đối với khen thưởng thành tích thường xuyên, khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.

- Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tập thể, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật hoặc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh làm rõ.

- Hình thức kỷ luật chỉ được xem xét áp dụng một lần đối với một hình thức khen thưởng của tập thể hoặc cá nhân, những lần xét khen sau không căn cứ vào hình thức kỷ luật đã xét lần trước.

- Kết hợp động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;

- Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Việc xét khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện dựa vào căn cứ nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 05/2018/TT-BTP quy định việc xét khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện dựa vào căn cứ sau:

- Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn.

- Chỉ lấy kết quả khen thưởng về thành tích toàn diện để làm căn cứ xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho tập thể, cá nhân.

Hình thức khen thưởng theo chuyên đề, theo đợt không tính làm điều kiện, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước. Kết quả khen thưởng phong trào thi đua theo chuyên đề, theo đợt được ghi nhận và ưu tiên khi xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

- Việc bình xét khen thưởng phải trên cơ sở kết quả đánh giá, xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; của cơ quan, đơn vị.

- Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

- Thời gian trình khen thưởng lần tiếp theo được tính theo thời gian lập được thành tích ghi trong quyết định khen thưởng lần trước.

Đối với quyết định khen thưởng không ghi thời gian lập được thành tích thì thời gian trình khen thưởng lần sau được tính theo thời gian ban hành quyết định khen thưởng lần trước.

Việc xét khen thưởng trong ngành Tư pháp được thực hiện dựa vào căn cứ nào? Thi đua trong ngành Tư pháp được tổ chức, phát động bằng những hình thức nào?

Căn cứ thực hiện xét khen thưởng trong ngành Tư pháp là gì? Thi đua trong ngành Tư pháp được tổ chức, phát động bằng những hình thức nào? (Hình từ Internet)

Thi đua trong ngành Tư pháp được tổ chức, phát động bằng những hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2018/TT-BTP quy định thi đua trong ngành Tư pháp được tổ chức, phát động bằng những hình thức sau:

- Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của Bộ, ngành Tư pháp, của cá nhân, tập thể cơ quan, đơn vị trong ngành để tổ chức phát động phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua;

Theo đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể để triển khai thực hiện trong toàn ngành, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc hoặc theo Cụm thi đua, Khu vực thi đua nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm theo chỉ tiêu, chương trình công tác đã được Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, Cụm thi đua, Khu vực thi đua đề ra.

Kết thúc năm công tác, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, trưởng các Cụm thi đua, Khu vực thi đua tiến hành tổng kết và bình xét các danh hiệu thi đua.

- Thi đua theo chuyên đề, theo đợt là hình thức thi đua được tổ chức trong phạm vi Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị.

Thi đua theo chuyên đề, theo đợt chỉ được phát động khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện.

Ngành Tư pháp
Thi đua khen thưởng Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Thi đua khen thưởng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc triển khai tổ chức thi đua được thực hiện bằng những hình thức nào? Theo những nội dung gì?
Pháp luật
Đề nghị xét tặng khen thưởng đối ngoại theo thủ tục đơn giản được không? Khen thưởng đối ngoại phải xin ý kiến của cơ quan nào?
Pháp luật
Cá nhân có thành tích đột xuất có nhận được Bằng khen của tỉnh không? Hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen gồm những gì?
Pháp luật
Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc thi đua khen thưởng theo pháp luật hiện hành? Nếu có hành vi vi phạm thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Có thực hiện xét tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đối với cá nhân ngoài ngành BHXH hay không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản đối với cá nhân, tập thể trong Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xét tặng Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao gồm có những tài liệu gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn xét tặng Giấy khen trong ngành Xây dựng được quy định như thế nào tại Thông tư 01/2024-TT-BXD?
Pháp luật
Hội đồng thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân, Hội đồng thi đua khen thưởng cơ sở gồm những ai?
Pháp luật
Các hình thức khen thưởng của Tòa án nhân dân từ 11/6/2024 thế nào? Có những loại hình khen thưởng nào trong Tòa án nhân dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành Tư pháp
723 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành Tư pháp Thi đua khen thưởng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào