Cần chuẩn bị những hồ sơ gì khi viên chức chuyển công tác từ các ĐVSNCL thuộc SGDĐT TP HCM đến các ĐVSNCL ngoài hệ thống chính trị TP HCM?
Viên chức chuyển công tác từ SGDĐT TP. HCM đến các đơn vị sự nghiệp công lập khác?
Căn cứ điểm d Mục 3 Phần III Kế hoạch 1229/KH-SGDĐT năm 2022 về việc viên chức chuyển công tác từ SGDĐT TP. HCM đến các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài hệ thống chính trị TP. HCM như sau:
"3. Thành phần hồ sơ
Hồ sơ được sắp xếp theo đúng thứ tự nêu tại một trong các mục tương ứng sau đây, các bản sao hồ sơ được sao y trên khổ giấy A4, cụ thể:
...
d) Trường hợp viên chức chuyển công tác từ các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đến các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài hệ thống chính trị Thành phố Hồ Chí Minh: 01 bộ, thành phần hồ sơ gồm:
- Công văn đồng ý của cơ quan, đơn vị có nhu cầu tiếp nhận viên chức (thời hạn không quá 03 tháng);
- Công văn của Thủ trưởng đơn vị (nơi viên chức đang công tác) có ý kiến đồng ý cho viên chức chuyển đi;
- Đơn xin chuyển công tác của viên chức;
- Bản chính Sơ yếu lý lịch có dán ảnh, đóng dấu giáp lai trên hình và trên các trang, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (theo mẫu Thông tư số 07/2019/TT-BNV ngày 01 tháng 6 năm 2019 của Bộ Nội vụ) tại thời điểm chuyển công tác;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm;
- Bản sao có chứng thực Quyết định tuyển dụng, Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (hết thời gian tập sự/ không thực hiện chế độ tập sự);
- Bản sao có chứng thực Quyết định lương hiện hưởng;
- Phiếu đánh giá, xếp loại viên chức tại thời điểm chuyển công tác."
Như vậy, việc viên chức chuyển công tác từ SGDĐT TP. HCM đến các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài hệ thống chính trị TP. HCM gồm các tiều liệu, hồ sơ được quy định như trên.
Cần chuẩn bị những hồ sơ gì khi viên chức chuyển công tác từ các ĐVSNCL thuộc SGDĐT TP HCM đến các ĐVSNCL ngoài hệ thống chính trị TP HCM? (Hình từ Internet)
Cách thức tiếp nhận và thời gian tiếp nhận hồ sơ viên chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về cách thức tiếp nhận hồ sơ và thời gian tiếp nhận hồ sơ như sau:
"Điều 13. Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ viên chức
1. Cách thức tiếp nhận hồ sơ viên chức
Viên chức thay đổi cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc được xét chuyển thành công chức thì cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ công chức, viên chức khi tiếp nhận viên chức phải yêu cầu cơ quan quản lý hồ sơ viên chức cũ bàn giao đầy đủ hồ sơ viên chức đó.
2. Thời gian tiếp nhận hồ sơ là 30 ngày, kể từ ngày viên chức có quyết định tiếp nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc có quyết định xét chuyển thành công chức. Hồ sơ khi tiếp nhận phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Ghi phiếu chuyển hồ sơ theo mẫu HS04-VC/BNV và mẫu HS05-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Kiểm tra niêm phong, dấu bưu điện (nếu gửi qua đường bưu điện) và xác nhận tình trạng tài liệu nhận được vào phiếu chuyển hồ sơ và gửi trả phiếu này cho nơi giao hồ sơ hoặc có văn bản trả lời nơi gửi hồ sơ và xác nhận tình trạng niêm phong;
c) Vào sổ giao, nhận hồ sơ theo mẫu HS08b-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Lập số hồ sơ, lập phiếu liệt kê tài liệu, lập phiếu kiểm soát hồ sơ, vào sổ đăng ký hồ sơ theo mẫu HS08a-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư này và lập biên bản giao nhận;
đ) Việc chuyển giao hồ sơ do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức thực hiện."
Như vậy, cách thức tiếp nhận hồ sơ và thời gian tiếp nhận hồ sơ được quy định như trên.
Chuyển giao và lưu trữ hồ sơ khi viên chức chuyển công tác như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chuyển giao và lưu trữ hồ sơ khi viên chức chuyển công tác như sau:
"Điều 13. Công tác chuyển giao, tiếp nhận hồ sơ viên chức
...
3. Viên chức nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng làm việc, chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị mới hoặc từ trần thì việc chuyển giao và lưu trữ hồ sơ được thực hiện như sau:
a) Trường hợp viên chức nghỉ hưu, chấm dứt hợp đồng làm việc thì được nhận 1 bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức" và các quyết định liên quan. Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức lưu giữ, bảo quản và đưa vào nhóm viên chức thôi việc. Cơ quan quản lý hồ sơ viên chức chỉ được xác nhận và cấp lại bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức" khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức và trên cơ sở hồ sơ gốc lưu trữ;
b) Trường hợp viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị mới thì được nhận 1 bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức". Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức cũ lưu giữ, bảo quản và chỉ được chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có yêu cầu bằng văn bản;
c) Đối với viên chức từ trần, gia đình viên chức được nhận 1 bản sao "Sơ yếu lý lịch viên chức". Hồ sơ gốc vẫn do cơ quan quản lý hồ sơ viên chức lưu giữ, bảo quản và đưa vào nhóm viên chức thôi việc."
Như vậy, việc chuyển giao và lưu trữ hồ sơ khi viên chức chuyển công tác được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?