Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải bảo đảm các yêu cầu gì?
- Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải bảo đảm các yêu cầu gì?
- Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong khi tuần tra, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy được thực hiện như thế nào?
- Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong khi tuần tra, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy được thực hiện như thế nào?
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 36/2023/TT-BCA thì cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, hàng hải (sau đây viết gọn là đường thủy); pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định của pháp luật, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
- Có thái độ đúng mực và ứng xử phù hợp khi tiếp xúc với nhân dân, người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục.
- Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.
Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy phải bảo đảm các yêu cầu gì? (Hình từ internet)
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong khi tuần tra, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 36/2023/TT-BCA, việc xử lý vi phạm trong khi tuần tra, xử lý vi phạm hành chính không lập biên bản trên đường thủy được thực hiện như sau:
Khi phát hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị xử phạt theo thủ tục không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ; trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì có quyền tạm giữ giấy tờ có liên quan theo thứ tự:
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng hoặc các giấy tờ khác liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt.
Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản trong khi tuần tra, xử lý vi phạm hành chính trên đường thủy được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 36/2023/TT-BCA, việc xử lý vi phạm trong khi tuần tra, xử lý vi phạm hành chính có lập biên bản trên đường thủy được thực hiện như sau:
- Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, cán bộ thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Biên bản vi phạm hành chính được lập bằng mẫu in sẵn hoặc lập trên Hệ thống xử lý vi phạm hành chính;
- Khi lập xong biên bản vi phạm hành chính, cán bộ lập biên bản đọc lại cho những người có tên trong biên bản cùng nghe; hướng dẫn quyền, thời hạn giải trình về vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Đề nghị người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm cung cấp số điện thoại liên hệ (nếu có) để nhận thông tin xử phạt thông qua Cổng dịch vụ Công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an; ký vào biên bản (trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không ký được thì điểm chỉ), trừ trường hợp biên bản được lập, gửi bằng phương thức điện tử;
Nếu có người chứng kiến, người phiên dịch, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì những người này cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản vi phạm hành chính gồm nhiều trang, thì phải ký hoặc điểm chỉ vào từng trang biên bản;
- Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký, điểm chỉ vào biên bản hoặc có mặt nhưng từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản thì cán bộ lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Tổ trưởng Tổ tuần tra, kiểm soát mời đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến ký xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản và phải báo cáo thủ trưởng đơn vị bằng văn bản để làm cơ sở cho người có thẩm quyền quyết định xử phạt hoặc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi hình làm cơ sở xử lý; không tẩy xóa, sửa chữa các nội dung đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính;
- Biên bản vi phạm hành chính phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản, trừ trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính, thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi lập biên bản vi phạm hành chính hoặc có mặt nhưng từ chối nhận hoặc có căn cứ cho rằng cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh không nhận biên bản, thì việc giao biên bản vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 về việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Thông tư 36/2023/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?