Cán bộ ngành thi hành án Quân đội được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ ngày 16/3/2023 có đúng không?
- Chấp hành viên trong ngành thi hành án quân đội được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ ngày 16/3/2023 có đúng không?
- Thẩm tra viên trong ngành thi hành án quân đội được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ ngày 16/3/2023 có đúng không?
- Tiêu chuẩn chức danh Thư ký thi hành án từ ngày 16/3/2023 được quy định như thế nào?
Chấp hành viên trong ngành thi hành án quân đội được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ ngày 16/3/2023 có đúng không?
Ngày 30/01/2023, Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2018/TT-BQP về chức danh cán bộ ngành thi hành án Quân đội.
Thông tư 10/2023/TT-BQP đã sửa đổi, bổ sung về tiêu chuẩn cán bộ ngành Thi hành án Quân đội
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP quy định như sau:
Tiêu chuẩn
1. Chấp hành viên sơ cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Chấp hành viên trung cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Chấp hành viên cao cấp:
a) Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự và Điều 4 Thông tư này;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.”.
So với quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2018/TT-BQP, có thể thấy Thông tư 10/2023/TT-BQP đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn của chấp hành viên trong ngành thi hành án quân đội.
Cán bộ ngành thi hành án Quân đội được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ ngày 16/3/2023 có đúng không? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên trong ngành thi hành án quân đội được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học từ ngày 16/3/2023 có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư 19/2018/TT-BQP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP quy định như sau:
Tiêu chuẩn
1. Thẩm tra viên:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
2. Thẩm tra viên chính:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
3. Thẩm tra viên cao cấp:
a) Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
c) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
4. Trường hợp cán bộ từ Viện kiểm sát, Tòa án, Điều tra, Pháp chế, Thanh tra, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng, Bảo vệ an ninh Quân đội, Phòng Thi hành án cấp quân khu chuyển công tác về Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng để bổ nhiệm làm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Thi hành án; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Thi hành án thì được xem xét đề nghị bổ nhiệm giữ ngạch Thẩm tra viên tương đương ngạch đang giữ theo quy định của pháp luật.”.
Theo như quy định trên, Thông tư 10/2023/TT-BQP so với Thông tư 19/2018/TT-BQP đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn thẩm tra viên trong ngành thi hành án quân đội.
Như vậy, kể từ ngày 16/3/2023 tiêu chuẩn của thẩm tra viên trong ngành thi hành án quân đội được quy định như sau:
Thẩm tra viên
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Thẩm tra viên chính
- Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP
- Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Thẩm tra viên cao cấp
- Sĩ quan tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP;
- Có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên (đủ 72 tháng), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày đề nghị bổ nhiệm;
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị theo quy định;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Tiêu chuẩn chức danh Thư ký thi hành án từ ngày 16/3/2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 19/2018/TT-BQP khoản 5 Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-BQP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm
1. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
b) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.”.
Theo như quy định trên, Thông tư 10/2023/TT-BQP cũng đã sửa đổi về tiêu chuẩn chức danh Thư ký thi hành án
Tiêu chuẩn chức danh Thư ký thi hành án được quy định mới nhất như sau:
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 Thông tư 19/2018/TT-BQP;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
(So với Thông tư 19/2018/TT-BQP tiêu chuẩn chức danh Thư ký thi hành án đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học)
Thông tư 10/2023/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ ngày 16/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn của hợp tác xã có quyền thông qua phương án phân phối thu nhập không?
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?