Cán bộ Đảng viên có hành vi cưỡng ép ly hôn đối với vợ thì có bị kỷ luật cách chức theo quy định hay không?
Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên là gì?
Tại Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
2. Thi hành kỷ luật phải đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng.
3. Khi xem xét kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
...
14. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật:
a) Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
b) Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
c) Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
d) Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
đ) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
e) Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.
Như vậy, việc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Cán bộ Đảng viên là công chức ly hôn vợ với hành vi cưỡng ép ly hôn thì có bị kỷ luật cách chức hay không?(Hình từ internet)
Cán bộ Đảng viên có được ly hôn không?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
- Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Đồng thời, tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra căn cứ Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Không có quy định về việc kỷ luật đối với đảng viên ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy các quy định pháp luật hiện hành không có quy định nào nghiêm cấm đảng viên ly hôn, trừ khi ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Cán bộ Đảng viên ly hôn vợ với hành vi cưỡng ép ly hôn thì có bị kỷ luật cách chức hay không?
Căn cứ Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định hôn nhân gia đình như sau:
Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.
g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
b) Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ quy định điểm a khoản 1 và khoản 2 nêu trên, có thể hiểu rằng Đảng viên nếu vi phạm can thiệp việc kết hôn, ly hôn (cưỡng ép ly hôn) thì sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Trong trường hợp đã kỷ luật khiển trách mà tái phạm thì sẽ bị cảnh cáo hoặc cách chức đối với người có chức vụ.
Thời hiệu kỷ luật Đảng viên ly hôn vợ với hành vi cưỡng ép ly hôn là bao lâu?
Căn cứ vào quy định tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
Đối với hành vi cưỡng ép ly hôn bị xử lý theo hình thức khiển trách thì thời hiệu kỷ luật là 5 năm.
Đối với hành vi cưỡng ép ly hôn bị xử lý kỷ luật theo hình thức cảnh cáo hoặc cách chức thì thời hiệu xử lý kỷ luật là 10 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 25/12/2024, trang thông tin điện tử được phân loại như thế nào? Nguyên tắc quản lý trang thông tin điện tử ra sao?
- Quy trình kỹ thuật thu gom cơ giới chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân đến cơ sở tiếp nhận từ 3/2/2025 ra sao?
- Tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? Tổng hợp các đoạn văn tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi?
- Hướng dẫn xử lý tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam .vn từ 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?
- Nghỉ thai sản trùng nghỉ Tết Dương lịch thì có được nghỉ bù không? Lời chúc Tết Dương lịch may mắn, phát tài?