Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng?
- Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng?
- Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương không được to tiếng, cãi nhau, đánh nhau tại cơ quan, công sở đúng không?
- Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương trong gia đình phải tuân theo quy tắc ứng xử như thế nào?
Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động
1. Tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không né tránh, thoái thác nhiệm vụ.
2. Trong giao tiếp và thi hành nhiệm vụ, công vụ, cấp dưới phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cấp trên; chủ động, thẳng thắn, chân thành đóng góp ý kiến với cấp trên để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế; không được lợi dụng việc phát biểu ý kiến, việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín, danh dự của cấp trên và đồng nghiệp; không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng.
3. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi và công việc được giao; sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
...
Theo như quy định trên, trong quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương thì không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng.
Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương không được nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương không được to tiếng, cãi nhau, đánh nhau tại cơ quan, công sở đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động
...
4. Đối với đồng nghiệp:
- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo như quy định trên, trong quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động đối với đồng nghiệp thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.
Đồng thời phải thực hiện các quy tắc sau:
- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
- Cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể.
- Thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan.
- Có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Công thương trong gia đình phải tuân theo quy tắc ứng xử như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 quy định như sau:
Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong gia đình
1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương phát động, xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
3. Không để người thân trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.
4. Gương mẫu, tránh phô trương, lãng phí khi tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác nhằm mục đích trục lợi.
5. Tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.
Theo như quy định trên, theo quy tắc ứng xử trong gia đình, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Tích cực tuyên truyền, giáo dục người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Đối với các cuộc vận động, các phong trào thi đua do địa phương phát động, tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
- Không để người thân trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân.
- Luôn gương mẫu, tránh phô trương, lãng phí khi tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác nhằm mục đích trục lợi.
- Tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc;
- Đồng thời không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm khi tham gia lễ hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?