Cải cách tiền lương 2024 thì lương của Bộ trưởng các Bộ thay đổi như thế nào theo Nghị quyết 27?
Lương của Bộ trưởng Việt Nam thay đổi như thế nào khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 thì Bộ trưởng Việt Nam hiện nay được hưởng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo nhà nước.
Theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì sẽ xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
(1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
(2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Theo đó, bảng lương chức vụ áp dụng đối với Bộ trưởng Việt Nam được xây dựng theo công thức:
Lương Bộ trưởng Việt Nam = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có). |
Lương Bộ trưởng Việt Nam có thay đổi? (Hình ảnh từ Internet)
Các khoản phụ cấp sẽ như thế nào khi thực hiện theo cải cách tiền lương 2024?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nội dung:
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
- Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu).
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
- Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
- Thực hiện nhất quán khoán quỹ phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố trên tỉ lệ chi thường xuyên của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời, quy định số lượng tối đa những người hoạt động không chuyên trách theo từng loại hình cấp xã, thôn, tổ dân phố. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể chức danh được hưởng phụ cấp theo hướng một chức danh có thể đảm nhiệm nhiều công việc nhưng phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả công việc được giao.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì các khoản phụ cấp sẽ thay đổi như sau:
+ Tiếp tục áp dụng phụ cấp kiêm nhiệm; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp khu vực; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp lưu động; phụ cấp phục vụ an ninh, quốc phòng và phụ cấp đặc thù đối với lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) tiếp tục được áp dụng.
+ Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo sẽ bị bãi bỏ, phụ cấp thâm niên nghề cũng bị bãi bỏ trừ các chức danh quân đội, công an, cơ yếu
+ Bãi bỏ phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Danh sách Bộ trưởng Việt Nam hiện tại?
STT | Bộ | Bộ trưởng |
1 | Bộ Quốc phòng | Ông Phan Văn Giang |
2 | Bộ Công an | Ông Tô Lâm |
3 | Bộ Ngoại giao | Ông Bùi Thanh Sơn |
4 | Bộ Nội vụ | Bà Phạm Thị Thanh Trà |
5 | Bộ Tư pháp | Ông Lê Thành Long |
6 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Ông Nguyễn Chí Dũng |
7 | Bộ Tài chính | Ông Hồ Đức Phớc |
8 | Bộ Công Thương | Ông Nguyễn Hồng Diên |
9 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Ông Lê Minh Hoan |
10 | Bộ Giao thông vận tải | Ông Nguyễn Văn Thắng |
11 | Bộ Xây dựng | Ông Nguyễn Thanh Nghị |
12 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Ông Trần Hồng Hà |
13 | Bộ Thông tin và Truyền thông | Ông Nguyễn Mạnh Hùng |
14 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Ông Đào Ngọc Dung |
15 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Ông Nguyễn Văn Hùng |
16 | Bộ Khoa học và Công nghệ | Ông Huỳnh Thành Đạt |
17 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Ông Nguyễn Kim Sơn |
18 | Bộ Y tế | Bà Đào Hồng Lan |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?