Cải cách tiền lương 2024 thì giảng viên các trường đại học công lập có được nâng lương không?
Giảng viên các trường đại học công lập có được nâng lương khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024?
Theo quy định tại Luật Viên chức 2010 có thể xác định các trường đại học công lập là đơn vị sự nghiệp công lập nên giảng viên giảng dạy tại các trường đại học công lập sẽ có hai trường hợp:
+ Giảng viên đại học làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập dưới hình thức hợp đồng làm việc thì sẽ được xem là viên chức.
+ Giảng viên thực hiện hợp đồng lao động với đơn vị sự nghiệp công lập (hay thường gọi là giảng viên hợp đồng) không được xem là viên chức mà là người lao động.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
+ Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Theo đó, giảng viên tại các trường đại học công lập nếu là viên chức thì tùy thuộc vào vị trí việc làm sẽ áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Từ năm 2025, Chính phủ tiếp tục điều chỉnh mức lương trong các bảng lương tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm. Tức là sau khi thực hiện cải cách tiền lương có bảng lương mới với mức lương tăng hơn so với hiện hành thì hàng năm giảng viên là viên chức vẫn được tăng lương thêm 7%.
Chiều 31/10, tại Nhà Quốc hội, đại biểu - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đã phát biểu thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Theo đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 01/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Do đó, đối với viên chức là người lao động dự kiến cũng sẽ được tăng lương từ 01/7/2024 nếu được Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết đến nay đã có 13/15 Bộ hoàn thành Danh mục vị trí việc làm trong các lĩnh vực chuyên ngành, trên cơ sở đó phê duyệt đề án để có thể triển khai cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Giảng viên các trường đại học công lập có được nâng lương khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)
Giảng viên là những đối tượng nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 có đề cập như sau:
Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
...
Như vậy, theo quy định pháp luật thì giảng viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên.
Giảng viên đại học cần đáp ứng trình độ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
...
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
...
Đồng thời, Điều 54 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì giảng viên được quy định như sau:
Giảng viên
...
3. Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ. Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
...
Như vậy, đối với giảng viên đại học thì tối thiểu phải có bằng thạc sĩ trừ chức danh trợ giảng và phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?