Cách viết email ứng tuyển chuyên nghiệp, ấn tượng với nhà tuyển dụng? Một số mẫu email ứng tuyển gợi ý?
Cách viết email ứng tuyển chuyên nghiệp, ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Email ứng tuyển là phần nội dung mà ứng viên sẽ viết trực tiếp trên khung văn bản của email. Email này sẽ được đính kèm cùng với các giấy tờ của bộ hồ sơ xin việc để gửi đến nhà tuyển dụng.
Với nội dung email này, ứng viên không cần viết lại quá nhiều thông tin bởi nó đã có trong hồ sơ xin việc rồi. Thay vào đó, ứng viên chỉ cần viết ngắn gọn, rõ ràng với những thông tin nổi bật nhất nhằm thu hút nhà tuyển dụng, đưa họ đến với việc xem xét kỹ lưỡng hồ sơ xin việc của mình.
Tham khảo cách viết email ứng tuyển chuyên nghiệp, ấn tượng với nhà tuyển dụng sau:
(1) Tiêu đề email:
Thực tế, mỗi ngày các doanh nghiệp có thể nhận được hàng trăm các email ứng tuyển khác nhau. Vì thế, để có cơ hội cao được check email, được nhà tuyển dụng đánh giá cao thì việc ghi tiêu đề email là vô cùng quan trọng. Bạn cần ghi rõ ràng về Họ tên ứng viên_Vị trí ứng tuyển hoặc Họ tên ứng viên_Vị trí ứng tuyển_Ngày gửi mail. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá được hồ sơ xin việc của bạn một cách chi tiết nhất.
(2) Phần mở đầu:
Trước khi bước vào nội dung của email xin việc thì bạn cần có phần mở đầu. Phần này thường sẽ sử dụng “kính gửi” để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự đối với nhà tuyển dụng. Khi mở đầu email, sẽ có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Nếu bạn biết rõ tên cá nhân của người tuyển dụng thì bạn nên ghi: Kính gửi anh/chị …. - Tên phòng ban. Ví dụ như: Kính gửi anh Nguyễn Văn Cường - Trưởng phòng nhân sự, hoặc Kính gửi chị Nguyễn Thị A - Bộ phận tuyển dụng.
Trường hợp 2: Nếu bạn không biết rõ về cá nhân nhận đơn xin việc, chỉ biết bộ phận trực thuộc thì có thể ghi: Kính gửi Bộ phận - Tên công ty. Ví dụ: Kính gửi phòng nhân sự - Công ty TNHH X.
(3) Nội dung:
Phần nội dung chính trong email là đoạn mà ứng viên có thể thỏa sức “dốc bầu tâm sự” với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, dù viết về điều gì thì cũng nên nhớ rằng không nên viết quá dài dòng mà chỉ cần nêu những gì nổi bật nhất thuộc về mình để gây chú ý. Từ đó dẫn nhà tuyển dụng đến việc mở hồ sơ xin việc và đánh giá chi tiết hơn.
Nội dung chủ yếu của email xin việc nên bao gồm những vấn đề sau:
Câu 1: Thông tin cơ bản về bản thân: Tên đầy đủ, nơi đang học hoặc vị trí từng công tác,…
Câu 2: Mục đích gửi email để ứng tuyển cho vị trí nào, được đăng tải trên đâu (nơi bạn biết đến thông tin tuyển dụng).
Câu 3: Tóm tắt ngắn gọn kỹ năng hoặc kinh nghiệm mà ứng viên cho là phù hợp nhất với công việc ứng tuyển.
Câu 4: Giới thiệu về hồ sơ đính kèm.
(4) Phần kết email:
Ở phần kết của email xin việc thì bạn sẽ gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng, quý công ty vì đã tạo cơ hội cho bạn ứng tuyển.
Ví dụ: Cảm ơn Quý công ty đã tạo điều kiện để em ứng tuyển cũng như là dành thời gian để xem xét hồ sơ của em. Phía dưới là CV xin việc và một số chứng chỉ của em. Rất mong sẽ nhận được phản hồi sớm từ Quý công ty.
Chúng Quý công ty ngày càng phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn.
(5) File đính kèm:
Đi kèm với các email xin việc là các file, tài liệu đính kèm. Cụ thể như: đơn xin việc, CV xin việc và các chứng chỉ đi kèm khác,... Tuy nhiên, bạn nên để file ở dạng FDF để tránh tình trạng lỗi định dạng file, lỗi font chữ, gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
(6) Chữ ký email:
Chữ ký email là một phần không thể thiếu, giúp thể hiện được sự chuyện nghiệp của các ứng viên. Thông thường, chữ ký email sẽ bao gồm các thông tin cá nhân khác như: họ và tên, số điện thoại, các thông tin cá nhân khác. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu cũng như là lưu trữ thông tin ứng viên một cách tốt nhất.
Cách viết email ứng tuyển chuyên nghiệp, ấn tượng với nhà tuyển dụng? Một số mẫu email ứng tuyển gợi ý? (Hình từ internet)
Một số mẫu email ứng tuyển gợi ý?
Mẫu 01: Mẫu xin việc cho sinh viên, người mới tìm việc
Kính gửi Mr/Mrs [tên người nhận] - [chức danh người nhận], [tên công ty] , Em là [Tên của bạn] - Cử nhân tốt nghiệp ngành [...] tại Đại học [...]. Em có đọc được thông tin tuyển dụng vị trí [tên vị trí] của quý công ty trên trang chủ topcv.vn. Dù mới ra trường nhưng sau khi đọc bản mô tả công việc và các yêu cầu liên quan, em nhận thầy mình có thể là ứng viên phủ hợp. Trong suốt thời gian học tập, em đã tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng liên quan, cùng với đó là một tinh thần học hỏi không ngừng. Em tin rằng những điều này sẽ giúp em đáp ứng tốt nhu cầu của công ty. Trong thời gian học tại [Tên trường], em đã chú trọng việc học thực hành và tham gia vào nhiều dự án [liên quan đến lĩnh vực công ty bạn đang xin việc]. Một số thành tựu nổi bật của em bao gồm [Mô tả một số dự án hoặc thành tựu đạt được]. Em rất ấn tượng với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của [Tên công ty] . Em tin rằng với tinh thần nhiệt huyết, sự sáng tạo và khả năng làm việc nhóm hiệu quả, em sẽ có thể đóng góp cho sự phát triển chung của [Tên công ty]. Rất mong có cơ hội được gặp và trao đổi trực tiếp với quý công ty để em có thể trình bày rõ hơn về khả năng và động lực của mình. Em xin gửi kèm CV xin việc của mình để anh/chị có thể biết thêm thông tin. Cám ơn anh/chị đã xem xét email của em, rất mong sớm nhận được phản hồi từ anh/chị. Trân trọng. |
Mẫu 02: Mẫu email xin việc cho người có kinh nghiệm
Kính gửi [Tên người nhận], Tôi là [Tên của bạn], đã có hơn x năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực [Tên ngành]. Tôi gửi email này với mục đích ứng tuyển cho vị trí [Tên vị trí] mà công ty [Tên công ty] đã đăng tuyển trên [Tên website hoặc nơi đăng thông tin]. Trong quá trình làm việc tại [Tên công ty cũ], tôi đã đảm nhận nhiều vai trò và chịu trách nhiệm cho các dự án quan trọng, giúp tôi phát triển nhiều kỹ năng, bao gồm [Mô tả kỹ năng]. Tôi đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó có [Mô tả thành tựu], và tôi mong muốn mang những kinh nghiệm và kiến thức này đến công ty [Tên công ty] để góp phần đẩy mạnh mục tiêu và sứ mệnh của công ty. Công ty [Tên công ty] với giá trị cốt lõi và lịch sử phát triển đầy ấn tượng đã thu hút tôi. Tôi tin rằng, với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của mình, tôi có thể mang lại nhiều đóng góp trong hành trình phát triển tiếp theo của công ty. Tôi đã gửi kèm theo email này CV của mình để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về quá trình làm việc và những thành tựu của tôi. Tôi rất mong được cơ hội để trao đổi trực tiếp với quý công ty, nhằm chia sẻ rõ hơn về cách tôi có thể góp phần vào sự thành công của công ty [Tên công ty]. Cảm ơn quý vị đã xem xét ứng tuyển của tôi. Tôi mong sớm nhận được phản hồi từ quý công ty. Trân trọng. |
Người lao động có thể tìm kiếm việc làm bằng cách nào?
Căn cứ Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động như sau:
Quyền làm việc của người lao động
1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Theo như quy định nêu trên thì người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
Người lao động có thể tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình bằng cách:
- Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động.
- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?