Cách viết Bản kiểm điểm học sinh cấp 1? Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh cấp 1 mới nhất đúng chuẩn?

Cho tôi hỏi: Cách viết Bản kiểm điểm học sinh cấp 1? Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh cấp 1 mới nhất đúng chuẩn? - Câu hỏi của chị T.P (Phú Yên).

Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh cấp 1 mới nhất đúng chuẩn?

Đối với học sinh, bản kiểm điểm là văn bản do học sinh vi phạm viết để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi hoặc kiểm điểm bản thân trong một năm học, một kỳ học đã làm được gì, vi phạm những gì để có phương hướng phát triển cho kỳ học sau.

Dưới đây là một vài mẫu Bản kiểm kiểm học sinh lớp 1 mới nhất:

> Mẫu 1

Tại đây

> Mẫu 2

Tại đây

Cách viết Bản kiểm điểm học sinh cấp 1? Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh cấp 1 mới nhất đúng chuẩn?

Cách viết Bản kiểm điểm học sinh cấp 1? Mẫu Bản kiểm điểm cho học sinh cấp 1 mới nhất đúng chuẩn? (Hình từ Internet)

Cách viết Bản kiểm điểm học sinh cấp 1?

Bản kiểm điểm học sinh cấp 1 do mỗi học sinh tự viết nhưng cần phải đảm bảo một số nội dung sau:

- Kính gửi;

- Giới thiệu bản thân;

- Thời gian vi phạm, lý do viết bản kiểm điểm;

- Lời hứa của bản thân học sinh đối với việc khắc phục hành vi vi phạm; Cam kết không vi phạm;

- Chữ ký của học sinh....

Theo đó, việc viết Bản kiểm điểm có thể được thực hiện như sau:

- Kính gửi:

Ghi đối tượng nhận bản kiểm điểm

Ví dụ:

Kính gửi Ban giám hiệu Trường ....

Kính gửi Thầy (Cô) Chủ nhiệm lớp...

- Giới thiệu bản thân:

Học sinh tự giới thiệu tên, lớp, trường học,..

Ví dụ:

Em tên là: Đỗ Văn M, là học sinh lớp 3A...

- Thời gian vi phạm, lý do viết bản kiểm điểm;

Khi viết bản kiểm điểm, học sinh cần nêu ra lý do, nội dung viết bản kiểm điểm.

Ví dụ:

Lý do: Em viết bản kiểm điểm này để tự nghiêm khắc kiểm điểm, nhận lỗi về hành vi "Ăn khô gà trong giờ học".

Nội dung sự việc: Chiều ngày .../..../...., ở tiết học của cô ...., bạn Q. có rủ em ăn khô gà trong giờ học. Lúc đầu, em có từ chối bạn vì đang trong giờ học nhưng vì bạn cố thuyết phục em nên em đã đồng ý cùng bạn ăn. Sau đó, cô .. phát hiện và yêu cầu em cùng bạn Q. viết bản kiểm điểm.

- Lời hứa của bản thân học sinh đối với việc khắc phục hành vi vi phạm; Cam kết không vi phạm;

Ví dụ:

+ Em nhận thấy hành vi vi phạm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và nội quy, quy định của nhà trường.

+ Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

- Chữ ký của học sinh....

Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 bao gồm mấy môn?

Căn cứ Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 được phân bổ với các môn sau:

- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3); Lịch sử và Địa lí (ở lớp 4, lớp 5); Khoa học (ở lớp 4, lớp 5); Tin học và Công nghệ (ở lớp 3, lớp 4, lớp 5); Giáo dục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm.

- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 1, lớp 2).

Trong đó, thời lượng giáo dục chương trình giáo dục phổ thông cấp 1 là 2 buổi/ngày.

Mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học; mỗi tiết học 35 phút. Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cụ thể, số tiết theo kế hoạch như sau:

Chương trình giáo dục phổ thông cấp 1

Lớp 1

Số tiết/năm học

Lớp 2

Số tiết/năm học

Lớp 3

Số tiết/năm học

Lớp 4

Số tiết/năm học

Lớp 5

Số tiết/năm học

Môn học bắt buộc






Tiếng Việt

420

350

245

245

245

Toán

105

175

175

175

175

Ngoại ngữ 1



140

140

140

Đạo đức

35

35

35

35

35

Tự nhiên và Xã hội

70

70

70



Lịch sử và Địa lí




70

70

Khoa học




70

70

Tin học và Công nghệ



70

70

70

Giáo dục thể chất

70

70

70

70

70

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật)

70

70

70

70

70

Hoạt động giáo dục bắt buộc






Hoạt động trải nghiệm

105

105

105

105

105

Môn học tự chọn






Tiếng dân tộc thiểu số

70

70

70

70

70

Ngoại ngữ 1

70

70




Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn)

875

875

980

1050

1050

Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn)

25

25

28

30

30

Độ tuổi đăng ký nhập học đối với học sinh tiểu học lớp 1 là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT về độ tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Như vậy, độ tuổi đăng ký nhập học đối với học sinh lớp 1 là 06 tuổi.

Chương trình giáo dục phổ thông
Bản kiểm điểm Tải trọn bộ các quy định về Bản kiểm điểm hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn cách viết Bản kiểm điểm đúng chuẩn để tự xem xét, đánh giá lại hành vi của bản thân khi mắc lỗi?
Pháp luật
Phương thức biểu đạt là gì? Tác dụng của các phương thức biểu đạt như thế nào? Ví dụ về các phương thức biểu đạt?
Pháp luật
Số khối trong hóa học là gì? Số khối kí hiệu là gì? Công thức tính số khối? Cách tính số khối của nguyên tử?
Pháp luật
7 hằng đẳng thức đáng nhớ? Cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ bằng lời ngắn gọn, dễ hiểu?
Pháp luật
12 tháng tiếng Anh viết tắt? Các ngày trong tiếng Anh? Các thứ trong tiếng Anh viết như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm học sinh hút thuốc lá trong trường học mới nhất? Học sinh hút thuốc lá trong trường học sẽ bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp phát triển các năng lực Toán học nào?
Pháp luật
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm không làm bài tập đơn giản, mới nhất dành cho học sinh tham khảo?
Pháp luật
Bảng động từ bất quy tắc chính xác, đầy đủ? 360 động từ bất quy tắc? Tải về bảng động từ bất quy tắc PDF?
Pháp luật
Mẫu bản kiểm điểm không thuộc bài ngắn gọn dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Các hành vi học sinh cấp 2, cấp 3 không được làm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
15,896 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông Bản kiểm điểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục phổ thông Xem toàn bộ văn bản về Bản kiểm điểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào