Cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí theo lương cơ sở mới từ 1/7/2024? Lương cán bộ, công chức, viên chức tính ra sao?
Cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí theo lương cơ sở mới từ 1/7/2024? Lương cán bộ, công chức, viên chức tính ra sao?
Nóng: Chi tiết mức tăng lương cơ sở, lương hưu và lương tối thiểu vùng chính thức từ 1/7/2024
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí theo lương cơ sở mới từ 1/7/2024 đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và hội như sau:
(1) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 8 và 9 Điều 1 Thông tư 07/2024/TT-BNV:
Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như sau:
Công thức tính mức lương:
(Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số lương hiện hưởng) |
Công thức tính mức phụ cấp:
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:
(Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số phụ cấp hiện hưởng) |
- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):
(Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 | + | Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 (nếu có) | + | Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 (nếu có)) | x | (Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định) |
- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.
Công thức tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có):
(Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)) |
(2) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào hệ số hoạt động phí đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành để tính mức hoạt động phí theo công thức sau:
(Mức hoạt động phí thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) | = | (Mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng) | x | (Hệ số hoạt động phí theo quy định) |
(3) Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, quỹ phụ cấp được ngân sách nhà nước khoán đối với mỗi cấp xã, mỗi thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP được tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng. Việc quy định cụ thể mức phụ cấp đối với các đối tượng này thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP.
(4) Đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu:
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an), thực hiện tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) theo cách tính lương quy định tại (1).
Cách tính lương, phụ cấp và hoạt động phí theo lương cơ sở mới từ 1/7/2024? Lương cán bộ, công chức, viên chức tính ra sao? (Hình từ internet)
Mức lương cơ sở mới từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Trước 1/7/2024, mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/tháng. |
Mức lương cơ sở dùng để làm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đùng để làm căn cứ:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với 10 đối tượng được tăng lương cơ sở tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;
- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 thế nào? Tải về mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh hoạt nơi cư trú cuối năm 2024 ở đâu?
- Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện nhân sự công nghệ thông tin thế nào?
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?