Cách tính lương hưu năm 2024? Lương hưu 2024 có tăng không? Tăng lương hưu bao nhiêu phần trăm?
Cách tính lương hưu năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, đối với người tham gia BHXH bắt buộc, cách tính lương hưu năm 2024 được tính dựa trên tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, cách tính lương hưu năm 2024 được thể hiện dưới công thức như sau:
Mức lương hưu hàng tháng | = | Tỷ lệ (%) hưởng lương hưu hằng tháng | X | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Năm nghỉ hưu | Tỷ lệ hưởng lương hưu | Số năm đóng BHXH tương ứng | Tỷ lệ cộng thêm |
Từ ngày 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 | 45% | 15 năm | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ. |
Từ ngày 01/01/2018 trở đi | 45% | - Lao động nữ: 15 năm - Lao động nam: + 16 năm nếu nghỉ hưu năm 2018; + 17 năm nếu nghỉ hưu năm 2019; + 18 năm nếu nghỉ hưu năm 2020; +19 năm nếu nghỉ hưu năm 2021; + 20 năm nếu nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi. | Cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%. |
Trong đó:
- Mức tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%.
- Khi tính tỷ lệ hưởng lương hưu trường hợp thời gian đóng đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm; từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
- Trường hợp người lao động nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
(2) Mức lương bình quân đóng BHXH
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được quy định tại Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
...
Như vậy, cách tính lương hưu năm 2024 được thực hiện theo nội dung nêu trên. Riêng đối với người tham gia BHXH đã được điều chỉnh lương hưu thì cách tính lương hưu sẽ lấy tính như sau:
Mức lương hưu = Lương hưu + (Tỷ lệ điều chỉnh x Lương hưu)
Cách tính lương hưu năm 2024? Lương hưu 2024 có tăng không? Tăng lương hưu bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)
Lương hưu 2024 có tăng không? Tăng lương hưu bao nhiêu phần trăm?
Căn cứ Nghị quyết 104/2023/QH15 (có hiệu lực từ 25/12/2023) về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 do Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ 25/12/2023.
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 có nêu về việc thực hiện chính sách tiền lương từ 01/7/2024 như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì từ 01/7/2024, tiền lương hưu 2024 sẽ được điều chỉnh cùng lúc với việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thông báo hay văn bản chính thức về mức tăng lương hưu năm 2024. Việc lương hưu 2024 tăng bao nhiêu phần trăm sẽ phải chờ những thông tin tiếp theo từ cơ quan cơ thẩm quyền.
Ví dụ cách tính lương hưu năm 2024 theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH.
Dưới đây là một vài cách tính lương hưu năm 2024:
Ví dụ 1:
Bà Q nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí từ tháng 5/2022, có đủ 15 năm đóng BHXH. Diễn biến tiền lương tháng đóng BHXH trong 10 năm trước khi nghỉ việc của bà Q như sau: - 2 năm đầu: 8.000.000 đồng/tháng - 4 năm tiếp theo: 10.000.000 đồng/tháng - 4 năm cuối: 13.000.000 đồng/tháng. Như vậy: - Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà Q là 45%; - Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH: [(8.000.000 đồngx24 tháng)+ (10.000.000 đồngx48 tháng) + (13.000.000 đồngx48 tháng)] / 120 tháng = 10.800.000 đồng/tháng. - Lương hưu hằng tháng của bà Q là: 10.800.000 đồng x 45% = 4.860.000 đồng/tháng. |
Ví dụ 2:
Ông H, là Chánh Văn phòng Bộ, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 30 năm. Trước khi chuyển sang làm Chánh Văn phòng Bộ, ông H là kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, có 14 năm được tính thâm niên nghề với hệ số lương là 5,08. Ông H có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng). - Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 6,2: 1.150.000 đồng x 6,2 x 36 tháng = 256.680.000 đồng. - Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,56: 1.150.000 đồng x 6,56 x 24 tháng = 181.056.000 đồng. - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông H là: [(256.680.000 đồng + 181.056.000 đồng) / 60 tháng] = 7.295.600 đồng/tháng. - Phụ cấp thâm niên nghề của ông H trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng làm cơ sở tính lương hưu như sau: Ông H có hệ số lương trước khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bằng 5,08; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 14%: 1.150.000 đồng x 5,08 x 14% = 817.880 đồng. - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở tính lương hưu là: 7.295.600 đồng + 817.880 đồng = 8.113.480 đồng. - Lương hưu hằng tháng của ông H là: 8.113.480 đồng x 75% = 6.085.110 đồng/tháng. |
Ví dụ 3:
Ông M nguyên là công chức Hải quan, chuyển sang làm kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân, nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí kể từ ngày 01/4/2016; có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 27 năm, trong đó 11 năm được tính thâm niên nhà giáo, 16 năm thâm niên ngành kiểm sát. Ông M có diễn biến tiền lương đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối như sau (giả sử tiền lương cơ sở tại thời điểm tháng 4/2016 là 1.150.000 đồng/tháng). - Từ tháng 4/2011 đến tháng 3/2014 = 36 tháng, hệ số lương là 5,76; thâm niên nghề là 25 %: 1.150.000 đồng x 5,76 x 1,25 x 36 tháng = 298.080.000 đồng. - Từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016 = 24 tháng, hệ số lương là 6,10; thâm niên nghề là 27 %: 1.150.000 đồng x 6,10 x 1,27 x 24 tháng = 213.817.200 đồng. - Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối để làm cơ sở tính lương hưu của ông M là: (359.931.600 đồng + 256.365.360 đồng) / 60 tháng = 8.531.620 đồng/tháng. - Lương hưu hằng tháng của ông M là: 8.531.620 đồng/tháng x 69% = 5.886.818 đồng/tháng. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?