Cách nhận biết và ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường cấm đỗ xe là gì? Tài xế xe ô tô đỗ xe nơi có vạch cấm bị xử phạt như thế nào?
Cách nhận biết và ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường cấm đỗ xe là gì?
Căn cứ tại Phụ lục G Ý NGHĨA - SỬ DỤNG VẠCH KẺ ĐƯỜNG ban hành kem theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
*Vạch 6.1: Vạch cấm đỗ xe trên đường
Ý nghĩa sử dụng: được sử dụng để báo hiệu không được phép đỗ xe bên đường. Vạch 6.1 được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với ký hiệu chữ “Cấm đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “Cấm đỗ xe”; ngoài ra, căn cứ theo nhu cầu có thể đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm đỗ xe và phạm vi, đối tượng cấm đỗ xe.
Vạch 6.1 là vạch đứt khúc màu vàng được sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm đỗ xe hoặc sơn trên mặt đường phía cấm đỗ xe, cách mép mặt đường 30 cm khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.
Khi vạch 6.1 được bố trí trên bó vỉa, bề rộng phần sơn vàng được lấy bằng bề rộng viên đá vỉa hoặc tối thiểu 15 cm; ngoài ra bề rộng phần sơn vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa phía tiếp giáp với mặt đường. Trường hợp bố trí trên mặt đường, bề rộng vạch là 15 cm. Chiều dài của nét liền (màu vàng) L1 là 100 cm hoặc bằng chiều dài của viên bó vỉa (khi bố trí vạch 6.1 trên bó vỉa), chiều dài nét đứt (không sơn) L2 bằng chiều dài nét liền L1.
*Vạch 6.2: Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường
Ý nghĩa sử dụng: được sử dụng để báo hiệu không được phép dừng xe, đỗ xe bên đường. Vạch 6.2 có thể sử dụng phối hợp với ký hiệu chữ “cấm dừng, đỗ xe” trên mặt đường và biển báo “Cấm dừng, đỗ xe”; ngoài ra căn cứ theo nhu cầu đặt thêm biển báo phụ ghi rõ thời gian cấm dừng đỗ xe và phạm vi, đối tượng cấm dừng đỗ xe.
Vạch 6.2 là vạch liền nét màu vàng được sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe hoặc sơn trên mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe, cách mép mặt đường 30 cm khi không có bó vỉa sát mép mặt đường.
Khi vạch 6.2 được bố trí trên bó vỉa, bề rộng phần sơn vàng được lấy bằng bề rộng viên đá vỉa hoặc tối thiểu 15 cm; ngoài ra bề rộng phần sơn vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa phía tiếp giáp với mặt đường. Trường hợp bố trí trên mặt đường, bề rộng vạch là 15 cm.
Tài xế xe ô tô đỗ xe nơi có vạch cấm bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP); điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
...
Như vậy theo quy định trên tài xế xe ô tô đỗ xe nơi có vạch cấm bị phạt tiền 300.000 - 400.000 đồng, trường còn gây tai nạn vừa bị phạt tiền vừa bị tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.
Cách nhận biết và ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường cấm đỗ xe là gì? Tài xế xe ô tô đỗ xe nơi có vạch cấm bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe máy đỗ xe nơi có vạch cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
...
Như vậy theo quy định trên người điều khiển xe máy đỗ xe nơi có vạch cấm bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?