Cách khắc phục các triệu chứng khó thở, giảm khứu giác vị giác hậu COVID-19 theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế?
- Những biến chứng y khoa nào cần sự thăm khám y tế khẩn cấp sau mắc COVID-19?
- Nguyên nhân khó thở sau mắc COVID-19 là gì? Kiểm soát khó thở sau mắc COVID-19 như thế nào?
- Dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến khứu giác, vị giác sau mắc COVID-19 như thế nào?
- Lời khuyên khi bị giảm hoặc mất khứu giác (mùi) hoặc vị giác là gì?
Những biến chứng y khoa nào cần sự thăm khám y tế khẩn cấp sau mắc COVID-19?
- COVID-19 có thể gây ra các vấn đề sức khỏe và các triệu chứng lâu dài ảnh hưởng đến các sinh hoạt thường ngày. Trong một số trường hợp, những triệu chứng này có thể tồn tại quá 12 tuần và nay được gọi là các tình trạng sau mắc COVID-19, đồng thời cũng được biết đến như COVID-19 kéo dài, hay hội chứng sau mắc COVID-19. Các triệu chứng thông thường được cải thiện theo thời gian và tài liệu này cung cấp những gợi ý thiết thực để bạn tự quản lý các triệu chứng thông thường này. Nếu các triệu chứng này xấu dần đi hoặc không được cải thiện theo thời gian, việc thăm khám bởi nhân viên y tế là cần thiết.
- Theo Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 về những biến chứng y khoa có thể xuất hiện trong quá trình phục hồi sau mắc COVID-19 và cần sự thăm khám y tế khẩn cấp. Bạn cần liên hệ ngay với nhân viên y tế nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào sau đây:
+ Bạn thấy khó thở khi hoạt động nhẹ mà tình trạng này không cải thiện khi thực hiện bất kỳ tư thế làm giảm khó thở nào trong các tư thế được mô tả ở trang 2-3.
+ Có sự thay đổi tình trạng khó thở khi bạn nghỉ ngơi mà không thấy đỡ hơn khi thực hiện các kỹ thuật vận động và tập thể dục được nêu ở trang 4.
+ Bạn thấy đau ngực, tim đập nhanh hoặc chóng mặt khi ở một số tư thế hoặc trong quá trình tập luyện hay hoạt động thể lực.
+ Tình trạng lẫn lộn ngày càng xấu đi hoặc bạn cảm thấy khó nói hay khó hiểu lời nói.
+ Bạn thấy thay đổi cảm giác và vận động trên mặt, tay hay chân, đặc biệt là các dấu hiệu này chỉ có ở một bên cơ thể, và/hoặc tình trạng lo âu hay tâm trạng xấu đi, hay bạn có ý nghĩ muốn làm hại bản thân
Khó thở, giảm khứu giác vị giác hậu COVID-19? Bộ Y tế hướng dẫn phục hồi chức năng và tự chăm sóc như thế nào theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022?
Nguyên nhân khó thở sau mắc COVID-19 là gì? Kiểm soát khó thở sau mắc COVID-19 như thế nào?
Theo Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về nguyên nhân của khó thở sau mắc COVID-19:
- Do tổn thương tại phổi, tim mạch hay yếu cơ
- Khó thở thường xuất hiện khi hoạt động gắng sức
- Khi xuất hiện khó thở: Hãy bình tĩnh, dừng các hoạt động gắng sức, lựa chọn tư thế phù hợp để giảm khó thở, tập thở hoành và thở theo nhịp: Hít vào trước khi thực hiện hoạt động gắng sức, thở ra trong khi thực hiện hoạt động gắng sức.
Theo Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 quy định về kiểm soát khó thở sau mắc COVID-19 như sau:
- Tư thế làm giảm khó thở
+ Một số tư thế làm giảm khó thở: hãy kết hợp tập thở ở các tư thế này để giảm khó thở
Các kỹ thuật thở:
- Thở cơ hoành hay thở bụng giúp thư giãn và giảm khó thở
+ Nằm hoặc ngồi tư thế thoải mái, 1 tay đặt lên bụng, thả lỏng cơ thể và tập trung vào việc hít thở.
+ Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên đẩy tay lên.
+ Nín hơi 1-2 giây sau nín hơi càng lâu càng tốt.
+ Thở ra bằng miệng, đồng thời bụng hóp lại.
+ Nín hơi trước khi tiếp tục nhịp thở tiếp theo.
- Thở theo nhịp
Nếu khó thở khi gắng sức như leo cầu thang, đi lên dốc hãy chia nhỏ hoạt động để thực hiện dễ dàng. Ví dụ khi leo cầu thang.
+ Hít vào bằng mũi bước 1 chân lên cầu thang
+ Thở ra bằng miệng đồng thời bước tiếp chân tiếp theo lên.
Dinh dưỡng và các vấn đề liên quan đến khứu giác, vị giác sau mắc COVID-19 như thế nào?
Theo Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn:
COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và tình trạng dinh dưỡng, trong đó một số người bị giảm cân do ăn uống kém nhưng một số người lại tăng cân do ít vận động. Do đó, cần phải có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, lành mạnh để cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện.
- Đảm bảo bạn được cung cấp đủ thực phẩm, ăn đủ 3 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít, không đủ thì nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn.
- Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm , chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất như sau: Chất bột đường (ngũ cốc, khoai củ.); chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ.); chất béo (dầu mỡ); vitamin và khoáng chất (rau xanh và quả chín.). Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi.
- Nếu mệt mỏi, chán ăn, không ăn được đủ số lượng cần thiết thì bạn nên ăn uống thêm các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein từ 1-3 lần/ngày. Đặc biệt cần ăn uống đầy đủ, phòng ngừa suy kiệt với những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ.
- Với người có bệnh nền, cần tuân thủ thuốc theo đơn và được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, tình trạng dinh dưỡng bởi các bác sĩ.
- Uống nhiều nước, trung bình 6- 8 ly mỗi ngày. Hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, rượu, bia, chất kích thích, .
- Hạn chế ăn mặn, hạn chế chất béo và đường:
+ Nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày (tương đương khoảng 1 thìa cà phê)
+ Nên ăn ít hơn 50g đường mỗi ngày (tương đương khoảng 12 thìa cà phê).
+ Lượng chất béo nên ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào. Chọn chất béo không bão hòa có trong cá, quả bơ, các loại hạt và trong dầu thực vật hơn là chất béo bão hòa (mỡ, bơ) và chất béo chuyển hóa (bánh, kẹo, dầu qua xào rán nhiều lần).
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi. Đọc kỹ nhãn thực phẩm trước khi sử dụng.
- Đi khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp, an toàn.
Lời khuyên khi bị giảm hoặc mất khứu giác (mùi) hoặc vị giác là gì?
Theo Tài liệu hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1242/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn:
- Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày.
- Thực hiện việc huấn luyện khứu giác, bao gồm ngửi một số thảo dược có mùi thơm (chanh, hoa hồng, đinh hương, bạch đàn...) trong 20 giây mỗi lần, hai lần một ngày.
- Sử dụng các loại thảo dược và gia vị như ớt, nước chanh và các loại thảo dược tươi để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên cần lưu ý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với một số người, cần hạn chế sử dụng khi gặp vấn đề này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Suy thận cấp là gì? Nguyên nhân gây ra suy thận cấp? Các triệu chứng lâm sàng của suy thận cấp?
- Ngày 24 tháng 11 là ngày gì? Ngày 24 11 2024 dương là bao nhiêu âm? Ngày 24 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Kỷ luật đảng có thể thay thế kỷ luật đoàn thể không? Việc biểu quyết thi hành kỷ luật đảng được thực hiện bằng hình thức nào?
- Giáo dục là gì? Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục đúng không?
- Thủ tục chuyển tuyến cho người bệnh về tuyến dưới được thực hiện như thế nào? Có mấy hình thức chuyển tuyến?