Cách đánh trống khai giảng năm học mới 2024 2025? Đánh trống khai giảng năm học mấy hồi mấy tiếng?
Cách đánh trống khai giảng năm học mới 2024 2025? Đánh trống khai giảng năm học mấy hồi mấy tiếng?
Hiện nay, pháp luật không quy định về việc đánh trống khai giảng thế nào. Vì vậy, người đánh trống khai giảng có thể tham khảo các kiểu đánh sau:
- Một tiếng, hai tiếng, ba tiếng và một hồi dài, mỗi kiểu tương ứng với một hiệu lệnh: “Tựu”
- Hoặc 3 hồi + 9 tiếng; 1 hồi + 9 tiếng hoặc 1 hồi + 3 tiếng
Cách đánh trống thông dụng được nhiều người dùng:
Đánh trống khai giảng được đánh theo 3 hồi trống như sau:
- Hồi 1: 3 tiếng đầu đánh mạnh, đều và chậm; loạt trống phía sau đánh nhẹ dần và nhanh dần, không hạn định số lần đánh thường đánh thêm khoảng 9 đến 10 tiếng.
- Hồi 2 và hồi 3 đánh tương tự như hồi 1.
Cách đánh trống khai giảng năm học mới 2024 2025 (Hình từ Internet)
Ngày 5/9/2024 cả nước sẽ khai giảng năm học mới đúng không?
Theo Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT thì khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05/9/2024.
- Kết thúc học kỳ I trước 18/1/2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30/6/2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31/7/2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, học sinh cả nước sẽ khai giảng năm học 2025 2025 vào ngày 05/9/2024.
Chủ đề năm học 2024 2025 là gì?
Theo Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2236/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ chủ đề năm học 2024 2025 như sau:
Năm học 2024 - 2025 là năm học đánh dấu kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tiến tới Đại hội đảng các cấp. Đây cũng là năm học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12 và cũng là năm học đầu tiên tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhằm thực hiện hiệu quả các quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, ngành Giáo dục xác định chủ đề năm học 2024 - 2025 là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”.
Như vậy, chủ đề năm học 2024 - 2025 là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”
12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 2236/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024 2025 của ngành giáo dục bao gồm: (1) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục (2) Đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, trong đó, quan tâm đến đối tượng là người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển hải đảo, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo (3) Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên (4) Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo (5) Sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục (6) Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học (7) Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo (8) Tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục (9) Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành (10) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo (11) Tăng cường công tác truyền thông giáo dục (12) Thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý, sử dụng mạng máy tính đối với hệ thống tài khoản sử dụng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 30/10/2024 như thế nào?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Tuần 5 Thi trực tuyến sachquocgia vn vào thi? Tuần 5 Cuộc thi trực tuyến sách quốc gia vào thi trực tuyến tìm hiểu cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
- Ngày 11 11 có sự kiện gì? Lời chúc dành cho người độc thân hay vào Ngày 11 11? NLĐ có được nghỉ vào ngày 11 11 không?
- Bị kỷ luật phải khai trừ thì có được xin ra khỏi Đảng không? Trường hợp nào Đảng viên được xin ra khỏi Đảng?