Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động? Thủ tục thu hồi Giấy phép lao động được thực hiện như thế nào?
Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động?
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, có tới 9 lý do khiến người lao động nước ngoài tại thu hồi Giấy phép lao động tại Việt Nam, đó là:
1 - Giấy phép lao động hết thời hạn.
2 - Chấm dứt hợp đồng lao động.
3 - Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4 - Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5 - Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6 - Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7 - Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8 - Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
9 - Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên, người lao động nước ngoài chắc chắn sẽ bị thu hồi Giấy phép lao động.
Các trường hợp bị thu hồi Giấy phép lao động? Thủ tục thu hồi Giấy phép lao động được thực hiện như thế nào?
Thủ tục thu hồi Giấy phép lao động được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, tùy từng trường hợp mà thủ tục thu hồi Giấy phép lao động sẽ được thực hiện như sau:
* Trường hợp (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7):
Bước 1: Người sử dụng lao động thu hồi Giấy phép lao động của lao động nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy phép lao động của người nước ngoài.
+ Văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi Giấy phép lao động.
- Thời hạn nộp: 15 ngày kể từ ngày Giấy phép lao động hết hiệu lực theo các lý do tại trường hợp (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
Bước 3: Nhận văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động.
Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
* Trường hợp (8), (9):
Bước 1: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp Giấy phép lao động ra quyết định thu hồi và thông báo cho người sử dụng lao động.
Bước 2: Người sử dụng lao động thu hồi Giấy phép lao động của lao động nước ngoài.
Bước 3: Người sử dụng lao động nộp lại Giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép.
Thời hạn thực hiện: 03 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép lao động.
Bước 4: Người sử dụng lao động nhận văn bản xác nhận đã thu hồi Giấy phép lao động.
Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được Giấy phép lao động đã thu hồi.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như thế nào?
Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động như sau:
- Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp:
+ Trường hợp giấy phép lao động bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì phải có xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
+ Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh.
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
- Giấy tờ quy định tại khoản 3 và 4 Điều này là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?