Các nguồn có thể tăng vốn điều lệ Ngân hàng thương mại từ 01/7/2024? Quy chế làm việc, chức năng Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự?
Các nguồn có thể tăng vốn điều lệ Ngân hàng thương mại từ 01/7/2024?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại như sau:
Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:
a) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp; là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông;
b) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới;
(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ ngày 01/7/2024, các nguồn có thể tăng vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại là:
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
- Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
- Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới;
- Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Các nguồn có thể tăng vốn điều lệ Ngân hàng thương mại từ 01/7/2024? Quy chế làm việc, chức năng Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự? (Hình ảnh Internet)
Quy chế làm việc, chức năng Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự?
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về quy chế làm việc và chức năng nhiệm vụ của các Ủy ban tối thiểu gồm các nội dung sau:
Quy chế làm việc của các Ủy ban tối thiểu bao gồm: số lượng thành viên của Ủy ban và trách nhiệm của từng thành viên, các kỳ họp định kỳ của Ủy ban, việc họp bất thường của Ủy ban, hình thức và tỷ lệ biểu quyết đối với ý kiến đề xuất của các Ủy ban này;
(1) Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quản lý rủi ro bao gồm:
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy định nội bộ thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng;
- Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn;
- Xem xét, đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các quy trình, chính sách quản trị rủi ro hiện hành của ngân hàng để đưa các khuyến nghị, đề xuất đối với Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về những yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động;
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên thông qua quyết định đầu tư, các hợp đồng, giao dịch có liên quan; quyết định chính, sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên giao;
(2) Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân sự:
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về quy mô và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, người điều hành phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển của ngân hàng;
- Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên xử lý các vấn đề về nhân sự phát sinh trong quá trình tiến hành các thủ tục bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát và Người điều hành ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng;
- Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên trong việc ban hành các quy định nội bộ của ngân hàng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, quy chế tuyển chọn nhân sự, đào tạo và các chính sách đãi ngộ khác đối với Người điều hành, các cán bộ, nhân viên của ngân hàng.
Ngân hàng Thương mại cổ phần được mua lại cổ phần của cổ đông khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 34/2024/TT-NHNN quy định về mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của Ngân hàng thương mại cổ phần như sau:
- Ngân hàng thương mại cổ phần chỉ được mua lại cổ phần của cổ đông nếu sau khi thanh toán hết số tiền tương ứng với số cổ phần được mua lại mà vẫn đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và giá trị thực của vốn điều lệ không giảm thấp hơn mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại cổ phần.
Lưu ý:
- Việc mua lại cổ phần của cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Trình tự, thủ tục và hồ sơ đề nghị mua lại cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải có phẩm chất chính trị và đạo đức như thế nào?