Các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM?

Các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM?

Các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM?

Ngày 25/10/2024, Ban Thường vụ Công đoàn Ngành Giáo dục TP.HCM đã ban hành Kế hoạch 47/KH-CĐGD Tải về tổ chức các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục và đào tạo Thành phố. Theo đó, có các hoạt động chăm lo tết ất tỵ năm 2025 như sau:

[1] Chăm lo cho Cán bộ, đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn:

Đối tượng chăm lo: Cán bộ, đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cụ thể:

- Đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nặng.

- Đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động hoặc vợ/chồng/con bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo đang nằm viện điều trị hoặc đang điều trị ngoại trú tại nhà.

- Nữ đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động đơn thân nuôi con dưới 06 tuổi.

- Đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động giảng dạy, công tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa, môi trường độc hại.

- Đoàn viên công đoàn, nhà giáo và người lao động là người dân tộc thiểu số.

- Cán bộ công đoàn chuyên trách.

- Riêng các trường hợp khó khăn đột xuất khác không thuộc các tiêu chí quy định trong kế hoạch, Ban Thường vụ Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố xem xét, quyết định chăm lo theo thẩm quyền (căn cứ theo đề xuất của Công đoàn cơ sở) đảm bảo đúng đối tượng, minh bạch, chính xác.

Mức chi chăm lo: Căn cứ vào nguồn tài chính công đoàn của đơn vị, điều kiện của từng cơ quan, đơn vị mà xác định đối tượng chăm lo là ĐVCĐ, NG, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn để tiến hành chăm lo cho phù hợp, đối tượng khó khăn được chăm lo phải được công khai tại cơ quan, đơn vị, mức chăm lo là 500.000 đồng/trường hợp.

Ngoài ra, khuyến khích các cơ quan, đơn vị vận động nguồn quỹ xã hội để tăng mức chỉ chăm lo cho ĐVCĐ, NG, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, thống nhất, đảm bảo nguyên tắc tài chính.

Lưu ý:

- Người lao động không là đoàn viên Công đoàn được chỉ chăm lo với mức chi bằng ½ (một nửa) mức chỉ chăm lo cho đoàn viên công đoàn.

- Đoàn viên công đoàn, người lao động chỉ nhận 01 hình thức chăm lo có lợi nhất, không trùng lặp (áp dụng đối với các chương trình do Liên đoàn Lao động TPHCM tổ chức).

- Đối với các đơn vị có nguồn vận động xã hội hóa, có thể chủ động chi cao hơn, phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

Những trường hợp đã đề xuất chăm lo tuy nhiên trong quá trình thực hiện không nhận được chăm lo, công đoàn cơ sở trực thuộc và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề xuất sang một hình thức chăm lo khác.

[2] Chương trình “Tết sum vầy – Xuân đoàn kết” năm 2025: Đối với nội dung nay, Công đoàn Ngành Giáo dục TPHCM được phân bổ 200 suất. Theo đó, đối tượng chăm lo, ưu tiên là các đối tượng sau đây:

Đối tượng chăm lo:

- Nhân viên (bảo vệ, phục vụ, cấp dưỡng, bảo mẫu, y tế,...) đã có gia đình (có ít nhất 02 con dưới 16 tuổi), thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn.

- Cán bộ, giáo viên đã có gia đình (có ít nhất 02 con dưới 16 tuổi), trong đó có 01 con nhỏ dưới 06 tuổi, thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn.

Mức chỉ chăm lo: Từ nguồn tài chính của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chuyển khoản: 1.500.000 đồng.

- 01 voucher mua hàng trị giá 300.000 đồng.

[3] Chương trình “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng Thành phố" lần 4 - Năm 2025: Đối với nội dung này, Công đoàn Ngành Giáo dục Thành phố được phân bổ 50 suất.

Tiêu chuẩn tham gia: Đoàn viên Công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ, không vi phạm nội quy lao động, không vi phạm pháp luật, có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không về quê đón Tết.

Hình thức tham gia: Gia đình nhưng không quá 04 người (vợ, chồng và 02 con dưới 16 tuổi) vui chơi tham gia các trò chơi trong khu du lịch (theo gói dịch vụ đã được Ban tổ chức chương trình cấp).

Trên đây là các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM.

Các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM? (Hình từ internet)

Các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM? (Hình từ internet)

Giáo viên nghỉ tết âm lịch có được nhận đủ lương không?

Căn cứ Điều 112 Bộ Luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, vào dịp Tết Ất tỵ năm 2025 thì giáo viên được nghỉ và hưởng nguyên lương theo quy định pháp luật.

Giáo viên trực Tết Ất tỵ năm 2025 được nhận bao nhiêu tiền?

Căn cứ khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về các chế độ liên quan đến tiền lương của giáo viên như sau:

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
...

Giáo viên dùng ngày nghỉ tết của mình để trực Tết có thể được hưởng tiền làm thêm giờ theo Điều 98 Bộ Luật Lao động 2019, mức hưởng lương làm thêm giờ được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 57Nghị định 145/2020/NĐ-CP công thức tính tiền lương trực Tết của giáo viên như sau:

- Trực ban ngày (khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Tiền lương = tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 300% x số giờ làm

- Trực ban đêm (khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Tiền lương = (tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 300% + tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 30% + 20% x tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày Tết) x số giờ làm.

Lưu ý: Công thức tính lương trên chưa bao gồm tiền lương ngày tết nghỉ có hưởng lương.

Kế hoạch chăm lo Tết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các hoạt động chăm lo Tết Ất tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, nhà giáo và người lao động ngành giáo dục tại TP.HCM?
Pháp luật
Kế hoạch chăm lo Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn Hà Nội ra sao?
Hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán 2023 là gì? Yêu cầu đối với hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán 2023 là gì?
10 hoạt động chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động trong dịp tết Âm lịch 2023 theo Kế hoạch 266/KH-TLĐ?
Pháp luật
Kế hoạch hoạt động chăm lo Tết Giáp thìn 2024 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được chăm lo Tết Giáp thìn 2024 theo Kế hoạch của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế hoạch chăm lo Tết
413 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế hoạch chăm lo Tết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế hoạch chăm lo Tết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào