Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?
Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay?
Căn cứ tại Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định
Tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay gồm:
Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
(1) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
2) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
(3) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
(4) Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
(5) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
(6) Phó Chủ nhiệm Tổng cục, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chính ủy Tổng cục;
Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn;
(7) Tư lệnh, Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
(8) Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy: Binh chủng, Vùng Hải quân;
(9) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
(10) Phó Sư đoàn trưởng, Phó Chính ủy Sư đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
(11) Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính ủy Lữ đoàn;
Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
(12) Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy Trung đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
(13) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
(14) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn;
(15) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
(16) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó Đại đội;
(17) Trung đội trưởng.
Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2024 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan như sau:
- Đại tướng, số lượng không quá 03, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Thượng tướng, Đô đốc Hải quân, số lượng không quá 14, bao gồm:
+ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 06;
+ Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ số lượng không quá 03;
+ Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
- Các chức vụ, chức danh có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: số lượng không quá 398;
- Các chức vụ, chức danh quy định tại các mục (8), (9), (10), (11), (12), (13), (14), (15), (16), (17) nêu trên và các chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tá, cấp Úy.
Lưu ý:
- Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng.
- Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ, chức danh cao hơn quy định trên và trường hợp đặc biệt được phong, thăng quân hàm cấp Tướng do cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chính phủ quy định vị trí có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp Tướng của đơn vị thành lập mới, đơn vị được tổ chức lại, bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhưng không vượt quá số lượng tối đa vị trí cấp Tướng theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp Tá, cấp Úy do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Vị trí, chức năng của sĩ quan là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định vị trí, chức năng của sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?
- Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Bà Rịa Vũng Tàu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Ngân hàng thương mại có được nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng không? Được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào?