Các bước thực hiện giai đoạn chuẩn bị thanh tra trong cuộc thanh tra hành chính được quy định thế nào?
Thế nào là thanh tra hành chính? Thanh tra hành chính gồm 03 bước nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 đề cập về hoạt động thanh tra như sau:
Giải thích từ ngữ
...
1. Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Theo đó, khái niệm thanh tra hành chính, khoản 2 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.
Dựa vào các nội dung quy định trên thì thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra, trong đó, các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng thanh tra sẽ xem xét, đánh giá, xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các nội dung sau:
- Thực hiện chính sách;
- Thực hiện pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Về các bước thực hiện một cuộc thanh tra hành chính, theo Điều 49 Luật Thanh tra 2022, thanh tra hành chính được thực hiện theo các bước sau:
- Chuẩn bị thanh tra;
- Tiến hành thanh tra trực tiếp;
- Tiến hành thanh tra trực tiếp.
Như vậy, một cuộc thanh tra hành chính sẽ được tiến hành theo 03 bước nêu trên.
Các bước thực hiện giai đoạn chuẩn bị thanh tra trong cuộc thanh tra hành chính được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Giai đoạn chuẩn bị thanh tra được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Thanh tra 2022, các bước trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra hành chính bao gồm:
- Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
- Ban hành quyết định thanh tra;
- Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
Theo quy định tại mục 2 Chương IV Luật Thanh tra 2022, trình tự, thủ tục thực hiện chuẩn bị thanh tra được xác định cụ thể như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phân công người thu thập thông tin có liên quan;
- Trường hợp cần làm rõ hoặc bổ sung thông tin để ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến là đối tượng thanh tra cung cấp thông tin bằng văn bản về nội dung dự kiến thanh tra;
+ Hoặc cử người thu thập thông tin làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến là đối tượng thanh tra;
- Người thu thập thông tin báo cáo kết quả bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, nêu rõ những nội dung cần tiến hành thanh tra.
Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra
- Sau khi thu thập thông tin, Thủ trưởng cơ quan thanh tra ban hành quyết định thanh tra dựa trên các căn cứ sau:
+ Kế hoạch thanh tra;
+ Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
+ Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật.
- Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch: gửi quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp;
- Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì việc công bố quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản về hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra.
Bước 3: Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
- Trưởng đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo dựa trên 02 căn cứ sau:
+ Nội dung thanh tra;
+ Kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo về nội dung thanh tra trong chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày công bố quyết định thanh tra.
Bước 4: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
- Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra;
- Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì không thông báo việc công bố quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Kế hoạch tiến hành thanh tra được xây dựng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Thanh tra 2022, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chủ trì xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.
Theo đó, nội dung kế hoạch thanh tra được xác định tại khoản 2 Điều 61 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra
...
2. Kế hoạch tiến hành thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Phạm vi, nội dung, đối tượng, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra;
c) Phương pháp tiến hành thanh tra;
d) Tiến độ thực hiện;
đ) Chế độ thông tin, báo cáo;
e) Việc sử dụng phương tiện, kinh phí và điều kiện vật chất khác phục vụ hoạt động của Đoàn thanh tra.
Như vậy, khi xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra cần phải đảm bảo có 06 nội dung nêu trên.
Từ ngày 01/07/2023, Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?