Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện sức khỏe tâm thần thực hiện nhiệm vụ gì trong công tác khám bệnh, chữa bệnh tâm thần?
Ngày 30/12/2022, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 17/2022/TT-BYT về việc quy định nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh tâm thần của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nhiệm vụ của bệnh viện sức khỏe tâm thần được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2022/TT-BYT về nội dung này như sau:
Nhiệm vụ của bệnh viện sức khỏe tâm thần
1. Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo các hình thức điều trị ngoại trú, ban ngày và nội trú, bao gồm:
a) Cấp cứu, hồi sức;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;
c) Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần xã hội và các liệu pháp khác theo phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định chuyên môn;
d) Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo quy định;
đ) Tư vấn về nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, hướng nghiệp và hỗ trợ xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh;
e) Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần trong các trường hợp thiên tai, thảm họa và dịch bệnh;
g) Tổ chức hoặc tham gia khám và chứng nhận tình trạng sức khỏe tâm thần cho các đối tượng theo quy định;
h) Hỗ trợ hoặc tham gia khám bệnh, chữa bệnh tâm thần cho tuyến dưới và tại cộng đồng;
i) Tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác khi được huy động, điều động.
2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân viên y tế:
a) Thực hiện việc đào tạo liên tục, bồi dưỡng kiến thức về tâm thần;
b) Là cơ sở đào tạo thực hành về chuyên ngành tâm thần cho các cơ sở đào tạo về sức khỏe theo quy định;
c) Tiếp nhận thực tập sinh, chuyên gia nước ngoài đến học tập, nghiên cứu theo quy định.
3. Nghiên cứu khoa học:
a) Thực hiện và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học theo quy định;
b) Tham mưu cho cơ quan quản lý cấp trên về công tác nghiên cứu khoa học trong khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;
c) Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học;
d) Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước theo quy định.
4. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được giao phụ trách, bao gồm:
a) Chuyển giao kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe tâm thần;
b) Hỗ trợ kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe tâm thần;
c) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động chuyên môn về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
5. Dự phòng, truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần:
a) Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân;
b) Triển khai các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe tâm thần;
c) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan để triển khai hoạt động phòng, chống các rối loạn tâm thần cộng đồng và nâng cao sức khỏe tâm thần, trong đó chú trọng chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường.
6. Công tác dược: Thực hiện các quy định, quy chế dược bệnh viện, quản lý thuốc hướng thần theo quy định.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc khi đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được điều động, huy động.
Theo đó, nhiệm vụ của bệnh viện sức khỏe tâm thần được thực hiện theo nội dung của quy định trên.
Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện sức khỏe tâm thần thực hiện nhiệm vụ gì trong công tác khám bệnh, chữa bệnh tâm thần?
Trạm y tế xã phường thực hiện nhiệm vụ về việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2022/TT-BYT về nội dung này như sau:
Nhiệm vụ của phòng khám sức khỏe tâm thần và Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương
1. Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 ban hành kèm theo Thông tư này theo hình thức điều trị ngoại trú.
2. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương thực hiện thêm nhiệm vụ triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng theo quy định.
3. Phòng khám sức khỏe tâm thần thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc khi đủ điều kiện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc khi được điều động, huy động.
Theo đó, trạm y tế xã phường sẽ có những nhiệm vụ chính sau khi chăm sóc sức khỏe tâm thần:
- Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần;
- Thực hiện các liệu pháp tâm lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, âm nhạc trị liệu, phục hồi chức năng tâm thần xã hội và các liệu pháp khác theo phạm vi hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định chuyên môn;
- Nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật mới, phương pháp mới về khám bệnh, chữa bệnh tâm thần theo quy định;
- Tư vấn về nâng cao sức khỏe tâm thần, dự phòng các rối loạn tâm thần, hướng nghiệp và hỗ trợ xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh;
- Khám bệnh, chữa bệnh tâm thần trong các trường hợp thiên tai, thảm họa và dịch bệnh;
- Tham gia các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác khi được huy động, điều động.
Lộ trình thực hiện triển khai việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 17/2022/TT-BYT về lộ trình thực hiện như sau:
Lộ trình thực hiện
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quy định tại Thông tư này chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2028.
Theo đó, các bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện triển khai các nhiệm vụ được quy định từ ngày 15/02/2023 với mục tiêu thực hiện đầy đủ tất cả nhiệm vụ trước ngày 31/12/2028.
Thông tư 17/2022/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ 15/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?