Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì về y tế dự phòng? Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Vị trí và chức năng của Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 95/2022/NĐ-CP về vị trí và chức năng của Bộ Y tế như sau:
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số, sức khỏe sinh sản; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì về y tế dự phòng? Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế được quy định như thế nào?
Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ gì về y tế dự phòng?
Theo quy định khoản 5 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP ghi nhận một trong những nhiệm vụ của Bộ Y tế trong đó có nhiệm vụ cũng như quyền hạn về y tế dự phòng như sau:
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về các lĩnh vực:
+ Giám sát, phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
+ Tiêm chủng;
+ An toàn sinh học tại phòng xét nghiệm y tế;
+ Kiểm dịch y tế biên giới;
+ Vệ sinh sức khỏe môi trường, vệ sinh lao động, vệ sinh sức khỏe trường học; dinh dưỡng cộng đồng;
+ Phòng, chống tác hại của thuốc lá; phòng, chống tác hại của rượu, bia;
+ Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
+ Quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
- Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm, danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế và tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sinh phẩm y tế cho các đối tượng bắt buộc theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành, sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn sức khỏe cho từng loại nghề, công việc, danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ ốm đau và danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam;
- Tổ chức thực hiện việc giám sát đối với bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh không rõ nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, các vấn đề y tế công cộng khác; phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm gây dịch và tổ chức thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan cung cấp chính xác và kịp thời thông tin về bệnh truyền nhiễm;
- Trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc tổ chức thực hiện các biện pháp đặc biệt để phòng, chống dịch bệnh; kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng;
- Hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện hoạt động kiểm dịch y tế biên giới tại các cửa khẩu; thông tin, báo cáo kịp thời tình hình bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và các vấn đề y tế công cộng trên thế giới để chủ động phòng, chống;
- Quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động, chỉ đạo quan trắc môi trường lao động tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nguy cơ cao gây bệnh nghề nghiệp; đánh giá, kiểm soát, quản lý các yếu tố có hại tại nơi làm việc; xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động quan trắc môi trường lao động, công bố tổ chức quan trắc môi trường lao động đủ điều kiện hoạt động và tổ chức quan trắc môi trường bị đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn theo thẩm quyền công tác quản lý vệ sinh lao động, khám sức khỏe người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, quản lý sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; chủ trì quản lý về công tác cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, huấn luyện sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại cộng đồng;
- Thẩm định, cấp mới, cấp lại và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp III và cấp IV, trừ các cơ sở xét nghiệm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng;
- Cấp, cấp lại, bổ sung, gia hạn, đình chỉ, thu hồi số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu, giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện thực hiện kiểm nghiệm, thực hiện khảo nghiệm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính đối với các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành;
+ Chỉ định các tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thuốc lá; cấp, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy đối với thuốc lá theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và điều trị nghiện thuốc lá trong phạm vi cả nước;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi cả nước.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế gồm những đơn vị nào?
Theo quy đinh tại Điều 3 Nghị định 95/2022/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế gồm:
- 18 tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Vụ Bảo hiểm y tế.
+ Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Vụ Kế hoạch - Tài chính.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Văn phòng Bộ.
+ Thanh tra Bộ.
+ Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
+ Cục Y tế dự phòng.
+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
+ Cục Quản lý Môi trường y tế.
+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
+ Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
+ Cục Quản lý Dược.
+ Cục An toàn thực phẩm.
+ Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.
+ Cục Dân số.
- 03 các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Y tế, gồm:
+ Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
+ Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
+ Báo Sức khỏe và Đời sống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?