Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng chống, giám sát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày?

Gần đây tôi nghe rất nhiều vụ việc về bệnh đầu mùa khỉ bởi WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới. Vậy cho tôi hỏi về việc giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ của Bộ Y tế Việt Nam như thế nào? Xin cảm ơn!

Tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo Công văn 2668/BYT-DP năm 2022 như thế nào?

Theo quy định Công văn 2668/BYT-DP năm 2022 quy định về tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc gần gũi, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga gối đệm. Bệnh thường diễn biến nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người bị suy giảm miễn dịch. Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày (thường từ 6 đến 13 ngày). Bệnh đậu mùa khỉ có các biểu hiện triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa, tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to.

- Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên phát hiện tại Anh ngày 13/5/2022, tính đến 21/5/2022 trên thế giới đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh, 28 trường hợp nghi ngờ và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Các ca bệnh được phát hiện đều không có tiền sử đi về từ vùng có dịch và các quốc gia ghi nhận ca bệnh chưa từng lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ trước đây. Các trường hợp mắc bệnh được xác định là bị nhiễm vi rút đậu mùa khỉ chủng Tây Phi và có đặc điểm giống chủng vi rút lây truyền từ Nigeria sang một số quốc gia năm 2018, 2019. WHO dự báo dịch bệnh đậu mùa khỉ sẽ tiếp tục gia tăng số trường hợp mắc trong thời gian tới.

- Để chủ động giám sát các ca bệnh đậu mùa khỉ và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai các nội dung sau:

+ Chủ động giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ tại cửa khẩu, nhất là các trường hợp đi về từ các quốc gia đang lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ1.

+ Tăng cường giám sát phát hiện trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn; phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur để chẩn đoán xác định ca bệnh.

+ Chủ động truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh đậu mùa khỉ và các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế.

Như vậy, việc tăng cường giám sat bệnh đậu mùa được quy định như trên.

Bệnh đậu mùa khỉ: Việt giảm sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo Công văn 2668/BYT-DP ngày 24 tháng 5 năm 2022 như thế nào?

Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng chống, giám sát bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày?

Bệnh đậu mùa khỉ được phân loại vào nhóm bệnh truyền nhiễm nào?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 (được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 219/QĐ-BYT năm 2020Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016) về phân loại bệnh truyền nhiễm như sau:

"Điều 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh; bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra ...
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm, bệnh do vi rút Zika bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, bệnh đậu mùa khỉ được quy định theo nhóm A là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Các hành vi nghiêm cấm khi thực hiện phòng, chống bệnh truyền nhiễm?

Theo quy định Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
2. Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
3. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
4. Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
5. Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.
6. Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.
7. Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Như vậy, những hàng vi bị nghiêm cấm khi thực hiện phòng, chống bệnh truyền nhiễm được quy định như trên.

Bệnh đậu mùa khỉ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tình dục đồng giới là gì? Nam giới quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không?
Pháp luật
Mpox là bệnh gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ ra sao?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao? Vi rút ĐMK tồn tại ngoài môi trường bao lâu?
Pháp luật
Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ? WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục? Nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu nào?
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ? Hình ảnh người mắc bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới thế nào?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì có thể lây sang người khác từ giai đoạn nào? Giai đoạn ủ bệnh hay giai đoạn khởi phát?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh đậu mùa khỉ
978 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đậu mùa khỉ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh đậu mùa khỉ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào