Bộ Y tế đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao như thế nào?
- Bộ Y tế đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao như thế nào?
- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương và giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt như thế nào?
- Xây dựng đề án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ra sao?
Bộ Y tế đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao như thế nào?
Ngày 26/7/2023, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024.
Theo đó tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao như sau:
- Tiếp tục tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh tiến độ triển khai điều trị đồng nhiễm HIV/VGC trên toàn quốc; hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật các đơn vị thực hiện xét nghiệm tải lượng vi rút, điều trị HIV/AIDS trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tích cực đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao: Cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), trẻ tuổi, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các địa bàn ở vùng núi sâu, vùng xa, biên giới.
- Tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 228.497 người nhiễm HIV hiện đang còn sống, 113.253 người nhiễm HIV đã tử vong.
Xét nghiệm phát hiện mới 6.790 trường hợp, tử vong 681 trường hợp. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV: 72,1% lấy nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, 81,2% là nam giới, chủ yếu tập trung ở lứa tuổi 16 - 39 tuổi, 38% là MSM, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 40,8%.
- Công tác xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện với hơn 1.300 cơ sở và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố với có 231 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh, thành phố.
Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện với 97 phòng xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm nhiễm mới đã được triển khai tại 33 tỉnh/thành phố trên cả nước.
- Chương trình Methadone đang điều trị cho 51.049 bệnh nhân tại 343 cơ sở điều trị; điều trị kháng vi rút HIV cho 173.455 bệnh nhân HIV/AIDS tại 490 cơ sở điều trị trên 63 tỉnh/thành phố. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) tại 242 cơ sở (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố.
Bộ Y tế đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS trong các nhóm quần thể nguy cơ cao như thế nào? (Hình từ internet)
Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương và giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế chỉ đạo xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương và giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt như sau:
- Tích cực phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế, thực hiện Bộ tiêu chí cơ sở y tế xanh - sạch - đẹp, quản lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
- Đẩy mạnh thực hiện Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế giai đoạn 2019- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Đề án truyền thông về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và sử dụng nước sạch nông thôn; tiếp tục chỉ đạo xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương và giám sát chất lượng nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt.
- Tỷ lệ người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng từ 20% năm 2020 lên 30% năm 2022.
Đẩy mạnh công tác phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, xây dựng cộng đồng an toàn và phòng chống đuối nước, tai nạn giao thông, y tế trường học, tăng cường gắn kết y tế cơ sở với y tế trường học.
Xây dựng đề án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế xây dựng đề án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng như sau:
- Công tác phòng, chống dịch COVID-19: Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ.
Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch. Từ đầu năm đến 13/7/2023 cả nước ghi nhận 95.997 ca mắc và 20 ca tử vong do COVID-19, lũy kế từ đầu dịch cả nước ghi nhận 11.621.228 ca mắc, 43.206 ca tử vong (0,4% tổng số ca nhiễm).
Số ca mắc giảm 8,5 lần so với năm 2021, giảm 48 lần so với năm 2022; tỷ lệ tử vong từ đầu năm 2023 giảm mạnh xuống còn 0,02% (năm 2021 là 1,86%, năm 2022 là 0,1%. Bộ Y tế đang tiến hành điều chỉnh bệnh COVID-19 từ nhóm A sang nhóm B.
- Tăng cường phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm khác, xây dựng Đề án tăng cường công tác tiêm chủng, tăng số lượng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.
Triển khai các giải pháp đảm bảo và duy trì tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trên 90%. Trong 6 tháng đầu năm 2023, cả nước không ghi nhận trường hợp mắc tả, cúm A (H5N1).
Sốt xuất huyết: ghi nhận 34.878 trường hợp mắc, giảm 35%; 08 trường hợp tử vong, giảm 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022. Viêm màng não do não mô cầu: ghi nhận 08 trường hợp mắc, không tử vong; so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tăng 01 trường hợp. Viêm não vi rút: ghi nhận 182 trường hợp, 04 trường hợp; so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tăng 65%.
Tay chân miệng: ghi nhận 12.644 trường hợp mắc, 05 trường hợp tử vong; so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc giảm 42%, số ca tử vong tăng 04 trường hợp. Sốt phát ban nghi sởi: ghi nhận 119 trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong; so với cùng kỳ năm 2022, số ca mắc tăng 58%. Bạch hầu: ghi nhận 02 trường hợp mắc, 01 trường hợp tử vong; so với cùng kỹ năm 2022, số ca mắc tăng 02 ca. Sốt rét: ghi nhận 105 trường hợp mắc, không ghi nhận trường hợp tử vong; so với cùng kỳ 2022, số ca mắc giảm 16%.
- Công tác phòng chống các bệnh không lây nhiễm: Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 (Quyết định 568/QĐ-TTg năm 2023).
Xây dựng Dự án Luật Phòng bệnh; đẩy mạnh thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam, các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 đối với nội dung thuộc lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về dự phòng, nâng cao sức khỏe, chú trọng dinh dưỡng, bảo vệ, rèn luyện thể lực.
Xem và tải nội dung chi tiết Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?