Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định văn hóa phẩm nhập khẩu là phim trong 14 ngày có đúng với quy định của pháp luật không?

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định phim trong 14 ngày có đúng với quy định của pháp luật không? Tôi có thắc mắc liên quan tới thời gian giám định phim mong muốn được giải đáp. Tôi có nhập khẩu văn hóa phẩm là một bộ phim từ nước ngoài về và hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. Tôi gửi cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giám định bộ phim đó và sau 14 ngày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với gửi lại cho tôi bản giám định bộ phim. Thế nhưng theo tôi được biết thì thời hạn giám định phim ngắn hơn 14 ngày. Nếu vậy thì cơ quan văn hóa, thể thao và du lịch giám định phim trong 14 ngày thì có đúng với quy định của pháp luật không? Mong sớm được giải đáp thắc.

Thế nào là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh quy định về khái niệm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm): Là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.

Tuy nhiên, theo văn bản mới nhất có hiệu lực vào ngày 10/5/2022, cụ thể là Nghị định 22/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thì tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP quy định về khái niệm hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm cụ thể như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm): Là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.

Như vậy, so với Nghị định 32/2012/NĐ-CP thì Nghị định 22/2022/NĐ-CP có quy định thêm các văn hóa phẩm dùng để phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu cũng sẽ được xuất khẩu, nhập khẩu.

Giám định văn hóa phẩm nhập khẩu

Giám định văn hóa phẩm nhập khẩu

Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (Điều này được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/05/2022) quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm cụ thể như sau:

1. Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch có thẩm quyền theo quy định.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gồm (01 bộ):

- Đơn đề nghị cấp giấy phép của cá nhân, tổ chức, trong đó ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng (mẫu đơn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành thống nhất trong cả nước);

- Giấy chứng nhận bản quyền tác giả; hợp đồng; bản dịch tóm tắt bằng tiếng Việt nội dung phim và văn bản cam kết chịu trách nhiệm về nội dung phim nhập khẩu không vi phạm quy định của pháp luật; giấy ủy quyền; chứng nhận hoặc cam kết sở hữu hợp pháp đối với di vật, cổ vật

- Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng (nếu có).

3. Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.

4. Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép tại trụ sở của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch hoặc qua đường bưu điện.

5. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp văn hóa phẩm nhập khẩu và tờ khai hải quan (bản sao không cần chứng thực) để cơ quan cấp giấy phép giám định.

Đối với văn hóa phẩm nhập khẩu là phim: Tổ chức có trách nhiệm cung cấp bản phim đã nhập khẩu và tờ khai hải quan (nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nộp bản sao có chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua bưu điện) trong vòng 30 ngày kể từ khi có giấy phép nhập khẩu để giám định.

Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu có biên bản giám định và bàn giao phim căn cứ trên hồ sơ và tóm tắt nội dung phim.

Giám định phim trong thời hạn 14 ngày có vi phạm pháp luật không?

Theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (Khoản này được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 10/05/2022) quy định về thời hạn giám định phim cụ thể như sau:

Điều 10. Giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm
...
5. Thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 ngày làm việc.
Đối với văn hóa phẩm là phim: Thời gian giám định phim không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp bản phim.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu là phim thì sẽ không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cung cấp bản phim. Đối với trường hợp cụ thể của bạn, do không nắm được thông tin chính xác là bạn tính 14 ngày có bao gồm ngày nghỉ hay không nên chúng tôi không thể đưa ra kết luận rằng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có vi phạm quy định của pháp luật không. Nếu số ngày bạn tính đã bao gồm ngày nghỉ thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không vi phạm pháp luật và ngược lại.

Trên đây là quy định về thời gian giám định văn hóa phẩm nhập là phim và một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn về văn hóa phẩm. Trân trọng!


Văn hóa phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Văn hóa phẩm bao gồm những loại nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giám định văn hóa phẩm xuất khẩu không nhằm mục đích kinh doanh mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm là di vật, cổ vật không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra sao?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện ra sao?
Pháp luật
Văn hóa phẩm không phải mục đích kinh doanh nào xuất khẩu không cần giấy phép của cơ quan văn hóa thể thao và du lịch?
Pháp luật
Theo pháp luật hiện hành thì hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục nhập khẩu nhóm hàng hóa văn hóa phẩm nằm trong danh mục có điều kiện được quy định như thế nào?
Pháp luật
Băng ghi hình các loại phim không phải mục đích kinh doanh có cần phải có giấy phép của cơ quan văn hóa thể thao và du lịch để xuất khẩu không?
Pháp luật
Bộ phim tài liệu có nội dung là cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Nam thì có được xem là văn hóa phẩm được nhập khẩu về Việt Nam không?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép để nhập khẩu được văn hóa phẩm là bộ phim từ nước ngoài về Việt Nam theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh có điểm gì mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn hóa phẩm
889 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn hóa phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn hóa phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào