Bổ sung quy định cụ thể về mục đích, nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý đối với hồ sơ địa chính tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)?
Mục đích của hồ sơ địa chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Luật Đất đai 2013 quy định về hồ sơ địa chính như sau:
“Điều 96. Hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số.”
Điều 107 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ thể mục đích của hồ sơ địa chính như sau:
"Điều 107. Hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, tình trạng pháp lý của thửa đất và tài sản gắn liền với đất phản ảnh đầy đủ tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn.
2. Hồ sơ địa chính được sử dụng để:
a) Làm công cụ quản lý đất đai;
b) Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai;
c) Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;
d) Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;
đ) Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;
e) Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;
g) Cung cấp thông tin cho nhà đầu tư có nhu cầu tiếp cận đất đai."
Theo đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung mục đích cụ thể của hồ sơ địa chính nhằm:
- Làm công cụ quản lý đất đai;
- Bảo vệ quyền và xác định nghĩa vụ của người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai;
- Xác định các khoản thu tài chính từ đất đai;
- Giám sát biến động thị trường quyền sử dụng đất;
- Hỗ trợ người sử dụng đất trong việc tiếp cận vốn tín dụng;
- Hỗ trợ các ngành, các cấp chỉ đạo điều hành, xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng;
- Cung cấp thông tin cho nhà đầu tư có nhu cầu tiếp cận đất đai.
Nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính?
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính như sau:
“Điều 108. Nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất; được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã.
2. Hồ sơ địa chính phải được cập nhật biến động đầy đủ, kịp thời khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục hành chính về đất đai hoặc do yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo phản ảnh đầy đủ tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn.”
Theo đó, hồ sơ địa chính được lập đến từng thửa đất, bảo đảm tính khoa học và thống nhất thông tin trong hồ sơ với hiện trạng quản lý, sử dụng đất; được tập hợp theo đơn vị hành chính cấp xã.
Bổ sung quy định cụ thể về mục đích, nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý đối với hồ sơ địa chính tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc lập hồ sơ địa chính tại địa phương?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định về trách nhiệm lập, cập nhật, khai thác hồ sơ địa chính như sau:
“Điều 109. Trách nhiệm lập, cập nhật, khai thác hồ sơ địa chính
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc lập hồ sơ địa chính tại địa phương.
2. Cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ địa chính; kiểm tra, giám sát việc cập nhật hồ sơ địa chính thường xuyên tại địa phương.
3. Cơ quan đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện việc lập, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính và cung cấp bản sao hồ sơ địa chính cho Ủy ban nhân dân cấp xã để sử dụng, cung cấp thông tin từ hồ sơ địa chính theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Công chức địa chính cấp xã có trách nhiệm quản lý, khai thác thông tin từ hồ sơ địa chính phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương; cập nhật biến động đất đai đối với những trường hợp biến động thuộc thẩm quyền và phản ánh tình hình vi phạm trong quản lý sử dụng đất vào hồ sơ địa chính.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính, hướng dẫn việc lập, cập nhật, quản lý hồ sơ địa chính, việc khai thác sử dụng và kiểm tra giám sát đối với hồ sơ địa chính.”
Theo đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định cụ thể về mục đích, nguyên tắc lập, cập nhật, quản lý và trách nhiệm lập, cập nhật, khai thác đối với hồ sơ địa chính như trình bày bên trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?