Bổ sung danh mục dự án quan trọng quốc gia nào? Kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước ngành Giao thông vận tải gồm những ai?
- Bổ sung danh mục dự án quan trọng quốc gia nào? Kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước ngành Giao thông vận tải gồm những ai?
- Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải nước ta đang thực hiện là những công trình nào?
- Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia là gì?
- Các nhiệm vụ trọng tâm nào thực hiện triển khai thực hiện công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải?
Ngày 07/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 817/QĐ-TTg năm 2023 bổ sung danh mục dự án và kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Bổ sung danh mục dự án quan trọng quốc gia nào? Kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước ngành Giao thông vận tải gồm những ai?
Cụ thể, Quyết định 817/QĐ-TTg năm 2023 cho hay, Thủ tướng bổ sung Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào danh mục các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải nêu tại Điều 1 Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022.
Đồng thời, Thủ tướng quyết định kiện toàn Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải nêu tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022.
Theo đó, đồng chí Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Ban Chỉ đạo thay thế đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bổ sung đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Ủy viên Ban Chỉ đạo.
Bổ sung danh mục dự án quan trọng quốc gia nào? Kiện toàn Ban chỉ đạo Nhà nước ngành Giao thông vận tải gồm những ai? (Hình internet)
Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải nước ta đang thực hiện là những công trình nào?
Tại Điều 1 Quyết định 884/QĐ-TTg năm 2022 cho hay:
Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) để giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm sau đây:
- Đường Hồ Chí Minh.
- Các dự án đường bộ cao tốc: Bắc - Nam phía Đông; Bến Lức - Long Thành; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
- Các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
- Các dự án đường bộ cao tốc hoặc dự án hạ tầng giao thông khác mà Ban Chỉ đạo thấy cần thiết.
- Các dự án đường bộ cao tốc: Tuyên Quang - Phú Thọ, Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La, Hữu Nghị - Chi Lăng, Đồng Đăng - Trà Lĩnh;
- Dự án nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Dự án xây dựng đường Trần Quốc Hoàn - đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (kết nối vào nhà ga T3).
- Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng;
- Dự án đường bộ cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)
- Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minhn - Mộc Bài
Trường hợp được bổ sung công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm mới thuộc ngành Giao thông vận tải, hoặc các dự án bổ sung cần thiết khác do Ban Chỉ đạo quyết định thì Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quyết định này đối với công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm đó.
Tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia là gì?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Đầu tư công 2019 quy định về tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia:
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:
- Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên
- Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên
- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên
- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác
- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Các nhiệm vụ trọng tâm nào thực hiện triển khai thực hiện công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải?
Tại Công văn 4691/VPCP-CN năm 2023 cho biết,Thủ tướng Chính phủ đồng ý kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về các nhiệm vụ trọng tâm cần ưu tiên tập trung trong thời gian tới, cụ thể:
* Bộ Giao thông vận tải
- Quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh hoàn thiện các thủ tục với địa phương để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng và triển khai thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025.
- Tiếp tục, phối hợp và hướng dẫn các địa phương triển khai các công việc để khởi công 03 dự án đường bộ cao tốc trục Đông - Tây và 02 đường vành đai trước ngày 30 tháng 6 năm 2023.
*Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Thái Bình đẩy nhanh tiến độ thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội, dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, dự án Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình đoạn qua Nam Định, Thái Bình.
* Bộ Xây dựng tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc kiểm tra các điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa các dự án vào khai thác, hướng dẫn nguồn chi phí thanh toán cho nhà thầu nước ngoài do dừng chờ tại dự án Bến Lức - Long Thành; tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các địa phương trong công tác công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng.
*Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm triển khai các công việc sau:
- Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các Dự án thành phần giải phóng mặt bằng thuộc dự án đường Vành đai 4 Hà Nội.
- Hoàn thành hướng dẫn các địa phương, nhà thầu thủ tục khai thác mỏ vật liệu xây dựng và bãi đổ thải, đáp ứng tiến độ các dự án.
- Hướng dẫn các địa phương việc đền bù, hỗ trợ các khu đất, công trình bị ảnh hưởng nằm ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng.
- Tổng hợp, kiểm tra, rà soát diện tích rừng, đất rừng, đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, thay mặt Chính phủ, thừa ủy Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?