Bổ sung bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật từ ngày 6/10/2022?
- Bổ sung bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật?
- Giám sát định kỳ đối các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật được thực hiện thế nào?
- Lấy mẫu bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật là một trong những nội dung phải thực hiện trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh?
Bổ sung bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật?
Căn cứ vào Mục I Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật hiện nay như sau:
Theo đó, hiện nay các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật là lỡ mồm long móng; dịch tả lợ; cúm gia cầm thể độc lực cao và niu-cat-xơn.
Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ bổ sung thêm bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số Phụ lục, biểu mẫu của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
…
2. Bổ sung số thứ tự thứ 5 vào sau thứ tự số 4 Bảng 1 của Phụ lục XI như sau:
“1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật.
Như vậy, trong thời gian tới sẽ bổ sung thêm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào danh mục bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật.
Bổ sung bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật từ ngày 6/10/2022?
Giám sát định kỳ đối các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật được thực hiện thế nào?
Căn cứ vào Mục I Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định về danh mục các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật quy định về việc giám sát định kỳ như sau:
- Đối với các cơ sở chăn nuôi chưa được công nhận an toàn dịch bệnh, chưa được giám sát dịch bệnh định kỳ theo quy định hoặc chưa được phòng bệnh bằng vắc xin hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ: Lấy mẫu giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần; đối với cơ sở thu gom, kinh doanh động vật: Lấy mẫu giám sát định kỳ 3 tháng 1 lần.
Trường hợp, chủ cơ sở không thực hiện việc giám sát định kỳ thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo từng lô hàng.
- Số lượng mẫu lấy giám sát theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 10 % theo hướng dẫn tại Bảng 2 của Phụ lục này.
- Căn cứ vào kết quả giám sát định kỳ mầm bệnh và kiểm tra lâm sàng động vật trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, nếu động vật khỏe mạnh không mang mầm bệnh thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật hoặc sản phẩm của loại động vật đó ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Lấy mẫu bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật là một trong những nội dung phải thực hiện trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
…
2. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại Khoản 1 Điều 37 Luật thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Kiểm tra lâm sàng;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
e) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;
g) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
Như vậy, lấy mẫu bệnh phải xét nghiệm đối với động vật trên cạn thuộc diện kiểm dịch động vật là một trong những nội dung kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 6/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?
- Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?