Bộ GD&ĐT yêu cầu nghiêm túc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu trong năm học 2023-2024?
Bộ GD&ĐT yêu cầu nghiêm túc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu trong năm học 2023-2024?
Ngày 02 tháng 10 năm 2023, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Công văn 5459/BGDĐT-KHTC năm 2023 về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024
Theo đó, Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành giáo dục và thực hiện mục tiêu bình ổn giá, kiểm soát lạm phát do Quốc hội, Chính phủ đề ra; Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục và đào tạo trực thuộc nghiêm túc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024.
Cụ thể:
(1) Đối với học phí năm học 2023-2024
- Thực hiện Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2023 và các Thông báo 176/TB-VPCP năm 2023, Thông báo 300/TB-VPCP và Thông báo 352/TB-VPCP
Bộ GDĐT đã phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với c thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
- Nội dung dự thảo Nghị định theo hướng: Giữ ổn định học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm học 2023-2024 so với năm học 2021-2022. Đối với học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập, lùi lộ trình học phí 01 năm so với lộ trình học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP; các quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập tiếp tục thực hiện.
=> Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được Chính phủ xem xét, quyết định.
- Về thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP:
+ Đề nghị các bộ ngành, UBND tạo thuộc phạm vi quản lý thực hiện hướng dẫn người học thủ tục nộp bản sao hồ sơ hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP
+ Thực hiện theo đúng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP và Nghị định 104/2022/NĐ-CP
(2) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định 127/2018/NĐ-CP
- Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học; chỉ đạo và quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ theo đúng quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT; Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017; chịu trách nhiệm giải trình trước người học, xã hội về các mức thu.
(3) Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục
- Đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, sở ban ngành có liên quan tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về niêm yết, công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa trên địa bàn.
- Trong đó cần tăng cường kiểm tra xử lý các vi phạm, bảo đảm công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.
Bộ GD&ĐT yêu cầu nghiêm túc thực hiện đúng quy định đối với các khoản thu trong năm học 2023-2024? (Hình từ Internet)
Khung thời gian năm học 2023-2024 như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ khung thời gian năm học 2023-2024 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đồng thời, Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
+ Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
+ Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
+ Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
+ Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Quản lý và sử dụng học phí như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP nêu rõ như sau:
Quản lý và sử dụng học phí
1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
5. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
Theo đó, việc quản lý và sử dụng học phí được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự?
- Ký hiệu biển số xe quân sự 2025? Ký hiệu biển số xe của các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 69 như thế nào?
- Việc công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng phải thông qua những hình thức nào?
- Hạch toán chiết khấu thương mại theo Thông tư 200 thế nào? Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại?
- Tết Tây 2025 là ngày mấy? Tết Tây là tết gì? Tết Tây 2025 nhằm ngày mấy âm lịch? Tết Tây 2025 là thứ mấy?