Biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 ra sao? Tăng mức đóng thuế TNCN từ 01/7/2024 có đúng không?
Biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 ra sao? Có thay đổi không?
>> Xem thêm: Quyết toán thuế TNCN 2024 và những vấn đề cần biết
Dựa trên Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 tại Nghị quyết 89/2023/QH15 thì năm 2024 chưa thực hiện sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.
Theo đó, Biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 vẫn thực hiện theo Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Cụ thể, biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 như sau:
(1) Biểu thuế lũy tiến từng phần:
Căn cứ Điều 22 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 thì Biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
Biểu thuế lũy tiến từng phần được áp dụng đối với thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) thì thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014) và Điều 11 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 trừ đi các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ.
(2) Biểu thuế toàn phần
Căn cứ Điều 23 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật về thuế sửa đổi 2014) Biểu thuế toàn phần được quy định như sau:
Thu nhập tính thuế | Thuế suất (%) |
Thu nhập từ đầu tư vốn | 5 |
Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại | 5 |
Thu nhập từ trúng thưởng | 10 |
Thu nhập từ thừa kế, quà tặng | 10 |
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 | 20 0,1 |
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản | 2 |
Lưu ý: Biểu thuế toàn phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007, cụ thể bao gồm:
Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007.
Xem thêm:
Biểu thuế suất thuế TNCN năm 2024 ra sao? Tăng mức đóng thuế TNCN từ 01/7/2024 có đúng không? (Hình từ Internet)
Tăng mức đóng thuế TNCN từ 01/7/2024 có đúng không?
Ngày 01/7/2024 là thời điểm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 được thống nhất tại Kỳ họp Quốc hội thứ 6 Khóa XV.
Theo đó, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp trên thu nhập của cá nhân.
Do đó, khi thực hiện cải cách tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động có thể sẽ thay đổi và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức đóng thuế TNCN.
Trường hợp sau khi thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 01/7/2024 thu nhập của của các đối tượng được cải cách tiền lương tăng lên (sau khi đã trừ các mức giảm trừ, bảo hiểm, đóng góp nhân đạo... đáp ứng yêu cầu về thu nhập để nộp thuế) thì kéo theo mức đóng thuế TNCN cũng sẽ tăng theo.
Lương bao nhiêu thì đóng thuế TNCN?
Căn cứ tại các khoản thu nhập chịu thuế được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
…
Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, đối với cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (thu nhập này đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo,…).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?