Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, ghi âm, ghi hình trên VTV, VOV được quy định ra sao?
Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, ghi âm, ghi hình trên VTV, VOV được quy định ra sao?
Căn cứ Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, ghi âm, ghi hình trên VTV, VOV được xác định theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 17/2023/NĐ-CP.
Số tiền bản quyền = Tổng thời gian phát sóng x Tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ sở.
Trong đó:
- Số tiền bản quyền chi trả theo năm cho chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan;
- Tổng thời gian phát sóng được tính theo phút, trong năm hiện tại.
Cụ thể:
Trường hợp không đạt được thỏa thuận như sau:
(1) Đối với lĩnh vực phát thanh:
Trường hợp phát lại chương trình phát thanh thì áp dụng 15% mức tiền bản quyền của lần phát thanh đầu tiên.
(2) Đối với lĩnh vực truyền hình:
- Trường hợp phát lại chương trình truyền hình sau thời gian phát sóng lần đầu thì áp dụng 20% mức tiền bản quyền của lần phát sóng đầu tiên.
- Trường hợp truyền dẫn cùng thời gian, truyền dẫn phát sóng lại hoặc tiếp sóng chương trình truyền hình thông qua tất cả loại hình kênh chương trình truyền hình và các hình thức phát sóng truyền hình tương tự khác, bao gồm cả truyền qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet thì áp dụng 15% mức tiền bản quyền của lần phát sóng đầu tiên.
- Trường hợp phát, truyền các kênh chương trình mới qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật tương tự nào khác thì mức tiền bản quyền tính theo mức tiền bản quyền đối với kênh không thiết yếu; trường hợp tái phát, tái truyền thì áp dụng 15% mức tiền bản quyền của lần phát, truyền đầu tiên.
Trường hợp phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào
Số tiền bản quyền chi trả bằng 30% số tiền bản quyền tính theo trường hợp không đạt được thỏa thuận
Trường hợp phát sóng các chương trình đặc biệt dành cho thiếu nhi, đồng bào dân tộc thiểu số hoặc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chương trình đặc biệt phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn của Việt Nam
Số tiền bản quyền chi trả bằng 30% số tiền bản quyền tính theo trường hợp không đạt được thỏa thuận
> Tải Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, ghi âm, ghi hình trên VTV, VOV Tại đây
Biểu mức tiền bản quyền khi phát sóng tác phẩm, ghi âm, ghi hình trên VTV, VOV được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ phân chia tiền bản quyền được xác định ra sao?
Tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan
...
3. Tỷ lệ phân chia tiền bản quyền trong trường hợp bản ghi âm, ghi hình được sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ thực hiện theo thoả thuận của chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình đó. Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện phân chia theo tỷ lệ như sau: Chủ sở hữu quyền tác giả hưởng 50%, người biểu diễn hưởng 25%, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình hưởng 25% trên tổng số tiền bản quyền thu được.
Như vậy, theo quy định trên thì tiền bản quyền đối với tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh, thương mại trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan được phân chia đối với chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình đó.
Tỷ lệ phân chia tiền bản quyền được xác định trên cơ sở thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được, tỷ lệ được xác định như sau:
- Chủ sở hữu quyền tác giả: hưởng 50% tổng số tiền bản quyền thu được;
- Người biểu diễn: hưởng 25% tổng số tiền bản quyền thu được;
- Chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình: hưởng 25% tổng số tiền bản quyền thu được.
Nhà nước có những chính sách gì đối với quyền tác giả, quyền liên quan?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 17/2023/NĐ-CP như sau:
Chính sách của Nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan
1. Hỗ trợ tài chính để mua bản quyền cho các cơ quan, tổ chức nhà nước có nhiệm vụ phổ biến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có giá trị tư tưởng, khoa học, giáo dục và nghệ thuật phục vụ lợi ích công cộng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
2. Ưu tiên đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức làm công tác quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan từ trung ương đến địa phương.
3. Ưu tiên đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Tăng cường giáo dục kiến thức về quyền tác giả, quyền liên quan trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo.
5. Huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khuyến khích sáng tạo, khai thác, chuyển giao, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
6. Ưu đãi cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan; thúc đẩy thực hiện việc chuyển đổi định dạng dễ tiếp cận cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận tác phẩm.
Như vậy, theo quy định, đối với quyền tác giả, quyền liên quan, Nhà nước có 06 chính sách nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?