Bệnh Dịch tả vịt là gì? Vi phạm quy định về tiêm phòng bệnh dịch tả vịt sẽ bị xử phạt như thế nào?
Bệnh Dịch tả vịt là gì? Triệu chứng nhận biết là gì?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về bệnh Dịch tả vịt như sau:
- Khái niệm bệnh
+ Bệnh Dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở vịt. Tác nhân gây bệnh là do vi rút thuộc nhóm Herpes trong họ Alphaherpesvirinae. Vi rút gây bệnh có cấu trúc ADN. Bệnh Dịch tả vịt có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao, có thể từ 70% đến 80% nếu bị nhiễm lần đầu ở trại không tiêm phòng vắc-xin Dịch tả vịt thường xuyên, kết hợp với vệ sinh không đảm bảo.
+ Sức đề kháng của vi rút: Vi rút bị tiêu diệt trong dung dịch phoóc-môn 3%, chlorin 3% và các hóa chất sát trùng mạnh khác. Vi rút bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 10 phút, 50°C trong 90 đến 120 phút, nhiệt độ 22°C được 30 ngày.
- Nguồn bệnh và đường truyền lây
+ Loài mắc: Động vật mắc bệnh Dịch tả vịt là vịt, ngan, ngỗng ở mọi lứa tuổi đều bị mắc bệnh, đặc biệt là từ 07 ngày tuổi cho đến trưởng thành.
+ Nguồn bệnh: Phân, dịch tiết từ mũi, miệng và mắt của gia cầm mắc bệnh có chứa vi rút.
+ Đường truyền lây: Đường truyền lây chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp giữa các gia cầm khỏe mạnh và gia cầm bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan dễ dàng qua các phương tiện cơ học như giày dép và quần áo mang từ một đàn bị nhiễm đến. Bệnh lây lan nhanh và trầm trọng trong khoảng 2-3 ngày.
-. Triệu chứng lâm sàng
+ Thời gian ủ bệnh thường từ 3 - 7 ngày tùy theo độc lực của vi rút.
+ Vịt, ngan, ngỗng bị bệnh có hiện tượng bỏ ăn, sợ nước, tiêu chảy nhiều, phân trắng xanh hoặc vàng nhớt, xù lông, chảy nước mũi, mắt có dử, mí mắt sưng, niêm mạc mắt đỏ, ngoẹo đầu, mắt thăng bằng, ngoẹo cổ, bại liệt, chết nhanh.
Bệnh Dịch tả vịt là gì? Vi phạm quy định về tiêm phòng bệnh dịch tả vịt sẽ bị xử phạt như thế nào?(Hình từ Internet)
Quy định tiêm phòng đối với bệnh Dịch tả vịt?
Căn cứ Mục 2 và Mục 3 Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về việc phòng bệnh bao gồm tiêm phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin và tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra. Cụ thể:
2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng phòng bệnh bằng vắc-xin: vịt, ngan, ngỗng.
2.2. Phạm vi tiêm phòng: Vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi hoặc hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp đảm bảo hiệu quả tiêm phòng.
3. Tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch xảy ra, tổ chức tiêm phòng cho vịt, ngan, ngỗng tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với vịt, ngan, ngỗng tại các thôn, ấp, bản chưa có dịch trong cùng xã và các xã xung quanh tiếp giáp với xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tiêm phòng và hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
Vi phạm quy định về tiêm phòng bệnh Dịch tả vịt bắt buộc bằng vắc-xin bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định:
Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
Mức phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi (căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).
Không tiêu hủy vịt mắc bệnh dịch tả theo quy định bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 8 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với việc không tiêu hủy vịt mắc dịch bệnh như sau:
Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn
...
8. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh dịch đã được công bố trong vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
b) Mang đi tiêu thụ thân thịt, phụ phẩm, sản phẩm khác của động vật bị giết mổ bắt buộc chưa được xử lý bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Chăn nuôi hoặc xuất bán động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi cơ quan thú y có thẩm quyền đã yêu cầu phải giết mổ bắt buộc hoặc tiêu hủy;
d) Không tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
Mức phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, trường hợp chủ thể có hành vi vi phạm là tổ chức thì mức phạt là gấp đôi (căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?