Bắt đầu thực hiện đấu giá sử dụng băng tần cho 4G và 5G? Yêu cầu của cuộc đấu giá được quy định thế nào?
Bắt đầu thực hiện đấu giá sử dụng băng tần cho 4G và 5G đúng không?
Ngày 21/02/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023 phê duyệt Phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz.
Tại tiểu mục b Mục 3 Phần I Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023 đề cập: Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT-Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G).
Theo đó, đối tượng doanh nghiệp được tham gia đấu giá sử dụng băng tần được xác định phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông:
+ Điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về viễn thông đối với sở hu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp củ a nhà đầu tư nước ngoài.
- Đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu giá.
Bắt đầu thực hiện đấu giá sử dụng băng tần cho 4G và 5G? Yêu cầu của cuộc đấu giá được quy định ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu của cuộc đấu giá sử dụng băng tần 4G và 5G được quy định thế nào?
Theo Mục 3 Phần I Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023, yêu cầu của cuộc đấu giá sử dụng băng tần cho 4G và 5G bao gồm:
(1) Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính trước đó với Nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện (nếu có):
- Hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước đó với Nhà nước về viễn thông bao gồm:
+ Hoàn thành nộp phí quyền hoạt động viễn thông;
+ Hoàn thành nộp phí sử dụng kho số viễn thông;
+ Hoàn thành đóng góp tài chính vào Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
- Hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước đó với Nhà nước về tần số vô tuyến điện bao gồm: Hoàn thành nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
(2) Yêu cầu triển khai mạng viễn thông:
Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz có thể triển khai mạng và dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ IMT-Advanced (4G) hoặc IMT-2020 (5G).
Doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz theo nguyên tắc triển khai công nghệ nào (căn cứ hồ sơ đề nghị xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá) sẽ áp dụng yêu cầu triển khai mạng viễn thông với công nghệ tương ứng (IMT-Advanced/IMT-2020).
Yêu cầu triển khai mạng viễn thông áp dụng cho doanh nghiệp tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2300-2400 MHz được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023.
Những khối băng tần nào sẽ được đưa vào đấu giá quyền sử dụng?
Căn cứ theo Mục 1 Phần II Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023, băng tần đấu giá là băng tần 2300-2400 MHz.
Băng tần này được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất IMT của Việt Nam theo Thông tư 29/2021/TT-BTTTT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các khối băng tần đấu giá gồm:
Tên khối băng tần | Khối băng tần |
A1 | 2300 - 2330 MHz |
A2 | 2330 - 2360 MHz |
A3 | 2360 - 2390 MHz |
Khối băng tần 2390-2400 MHz được quy hoạch làm băng tần bảo vệ, không đấu giá cho hệ thống thông tin di động mặt đất IMT tại cuộc đấu giá này.
Doanh nghiệp trúng đấu giá được cấp giấy phép sử dụng băng tần với thời hạn 15 năm.
Điều kiện sử dụng băng tần đấu giá ra sao?
Điều kiện sử dụng băng tần đấu giá được quy định tại Mục 4 Phần II Phương án tổ chức đấu giá ban hành kèm theo Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023.
Cụ thể, các doanh nghiệp được cấp phép sử dụng các khối băng tần khác nhau trong cùng băng tần 2300-2400 MHz phải tuân thủ các quy định, điều kiện kỹ thuật sử dụng băng tần được cấp phép như sau:
- Tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan về thiết bị thu phát vô tuyến điện, an toàn bức xạ và tương thích điện từ trường.
- Có trách nhiệm phối hợp với nhau để tránh can nhiễu có hại, đồng bộ về khung dữ liệu của phương thức TDD và thực hiện đúng các nội dung của giấy phép sử dụng băng tần theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BTTTT.
- Phối hợp với tổ chức được cấp giấy phép ở băng tần liền kề trong việc sử dụng tần số vô tuyến điện và phòng tránh nhiễu có hại.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện việc phối hợp sử dụng tần số biên giới để tránh can nhiễu có hại.
- Thực hiện các quy định khác của Luật Tần số vô tuyến điện 2009, Luật Viễn thông 2009 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Xem chi tiết tại Quyết định 219/QĐ-BTTTT năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?