Bắt con đi học thêm không cho đi chơi có phải là bạo lực gia đình hay không? Nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình là gì?
- Cha mẹ bắt con đi học thêm không cho đi chơi với bạn bè có phải là bạo lực gia đình theo quy định hiện nay?
- Theo Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) thì cha mẹ bắt con đi học thêm không cho đi chơi với bạn bè sẽ là bạo lực gia đình?
- Phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Cha mẹ bắt con đi học thêm không cho đi chơi với bạn bè có phải là bạo lực gia đình theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình hiện nay như sau:
Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo quy định hiện nay thì việc cha mẹ bắt con đi học thêm không cho đi chơi với bạn bè không phải là một trong những hành vi bạo lực gia đình.
Bắt con đi học thêm không cho đi chơi có phải là bạo lực gia đình hay không? Nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình là gì?
Theo Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) thì cha mẹ bắt con đi học thêm không cho đi chơi với bạn bè sẽ là bạo lực gia đình?
Tại Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã bổ sung thêm một số hành vi bạo lực gia đình.
Cụ thể, tại Điều 4 Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã có quy định như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khoẻ, tính mạng.
2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây tổn hại về
thể chất, tinh thần.
4. Ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp.
5. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong các mối quan hệ giữa
các thành viên gia đình với nhau.
6. Phát tán hình ảnh, thông tin, tài liệu riêng tư của thành viên gia đình khi
chưa được sự đồng ý của người có liên quan.
7. Cưỡng ép quan hệ tình dục.
8. Cưỡng ép thực hiện các hành vi tình dục mà vợ hoặc chồng không
mong muốn.
9. Cưỡng ép nghe, xem âm thanh, hình ảnh khiêu dâm.
10. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc cản trở
hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
11. Chiếm đoạt, huỷ hoại hoặc có hành vi cố ý khác chiếm đoạt, hủy hoại
tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của thành viên gia đình.
12. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính
quá khả năng của họ.
13. Kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính.
14. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo đó, hành vi ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp sẽ là một trong những hành vi bạo lực gia đình theo quy định trại dự thảo trên.
Trường hợp việc đi chơi của con với bạn bè không trái với quy định của pháp luật thì việc cha mẹ bắt con đi học thêm, không cho con đi chơi sẽ được xem là ngăn cản thành viên gia đình tham gia các hoạt động hợp pháp.
Tuy nhiên, người con đang còn trong độ tuổi ăn học, việc học tập là đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của con và tốt cho con. Việc cha mẹ ngăn cản con tham gia các hoạt động hợp pháp (đi chơi với bạn bè) để đảm bảo quyền lợi học tập thì không thể xem là bạo lực gia đình nếu như tình trạng tâm lý, tinh thần của người con không bị ảnh hưởng.
Phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 3 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình
1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.
4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Như vậy, việc phòng chống bạo lực gia đình phải được thực hiện theo 4 nguyên tắc nêu trên.
Xem toàn bộ Dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền thuê trong hợp đồng thuê đất là quyền của ai? Có được chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng thuê đất không?
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán hàng hóa ở đâu?
- Môi giới thương mại có nằm trong các hoạt động trung gian thương mại của thương nhân hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất mới nhất?
- Mẫu biên bản bàn giao công việc khi nghỉ thai sản mới nhất? Cách tính tiền trợ cấp của lao động nữ đi làm sớm sau thai sản như thế nào?