Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng trong lĩnh vực đấu thầu mới nhất năm 2022?
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các biên pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo đó bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo đó, bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng?
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh phát sinh khi bên được bảo lãnh có những hành vi sau:
- Không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
- Không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
- Thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
- Thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
- Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp có căn cứ phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ và bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ này trong thời hạn đã thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời gian hợp lý.
Đối với các nghĩa vụ không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh, bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ.
Khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết.
Lưu ý: Bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện nếu bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ.
Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng như sau:
- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng trong lĩnh vực đấu thầu mới nhất năm 2022? (Hình từ Internet)
Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng trong lĩnh vực đấu thầu mới nhất năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Mẫu số 18 ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định về mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong lĩnh vực đấu thầu như sau:
- Xem toàn bộ Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng được sử dụng trong lĩnh vực đấu thầu mới nhất năm 2022: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?