Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cơ sở dữ liệu quốc gia theo Nghị định 47/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cơ sở dữ liệu quốc gia theo Nghị định 47/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Bảo đảm nhân lực phục vụ quản lý, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia ra sao?
- Kinh phí xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được bảo đảm thế nào?
Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cơ sở dữ liệu quốc gia theo Nghị định 47/2024/NĐ-CP như thế nào?
Ngày 09/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 47/2024/NĐ-CP Quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia.
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cơ sở dữ liệu quốc gia như sau:
- Trung tâm dữ liệu quốc gia do cơ quan nhà nước chủ trì xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành để phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia; phục vụ cơ sở dữ liệu dùng chung khác theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông; định hướng chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
- Trung tâm dữ liệu quốc gia đáp ứng yêu cầu tối thiểu hạng III theo Tiêu chuẩn quốc gia về Trung tâm dữ liệu - Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật viễn thông và yêu cầu tối thiểu mức 3 theo tiêu chuẩn quốc tế phổ biến. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy định về yêu cầu kỹ thuật và hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với Trung tâm dữ liệu quốc gia tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 47/2024/NĐ-CP.
- Trung tâm dữ liệu quốc gia cung cấp các loại dịch vụ sau:
+ Dịch vụ hạ tầng nhà trạm, chỗ đặt máy chủ, cung cấp không gian hạ tầng chỗ đặt, hệ thống điện, điều hòa và các thiết bị liên quan khác để triển khai hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, cho phép chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan, tổ chức có nhu cầu chủ động sử dụng, kiểm soát hệ thống của mình, theo hình thức sử dụng không gian chung hoặc theo khu riêng, tuân thủ quy định về quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia;
+ Dịch vụ cung cấp máy chủ, thiết bị mạng, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật hoặc lưu trữ với cấu hình đa dạng, không gian chỗ đặt tương ứng tại các Trung tâm dữ liệu quốc gia, phù hợp với nhu cầu của chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan, tổ chức có nhu cầu;
+ Dịch vụ triển khai và vận hành hạ tầng kỹ thuật phục vụ cơ sở dữ liệu quốc gia và hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin khác.
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia lựa chọn sử dụng dịch vụ trung tâm dữ liệu cung cấp bởi Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 47/2024/NĐ-CP, bảo đảm phù hợp với hiện trạng, yêu cầu nghiệp vụ, quy định về đầu tư dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như thế nào theo Nghị định 47/2024/NĐ-CP? (Hình từ internet)
Bảo đảm nhân lực phục vụ quản lý, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia ra sao?
Theo Điều 15 Nghị định 47/2024/NĐ-CP thì nhân lực bảo đảm phục vụ quản lý, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có trách nhiệm bảo đảm nhân lực phục vụ quản lý, xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia. Trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được, thì được thuê chuyên gia, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia.
Kinh phí xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia được bảo đảm thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 47/2024/NĐ-CP quy định kinh phí xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia như sau:
- Kinh phí xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và kinh phí chi hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định pháp luật về các khoản thu hợp pháp khác. Kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia gồm kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia và kinh phí duy trì cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương là nguồn thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia.
- Cơ quan quản lý, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia sử dụng kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí dịch vụ khai thác Trung tâm dữ liệu quốc gia theo quy định của Luật Phí và lệ phí 2015 và kinh phí khác theo quy định của pháp luật để phục vụ xây dựng, nâng cấp, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia và hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung các cơ sở dữ liệu quốc gia tại Trung tâm dữ liệu quốc gia.
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành sử dụng kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu phí dịch vụ khai thác cơ sở dữ liệu và lệ phí, kinh phí khác theo quy định của pháp luật để phục vụ xây dựng, cập nhật, quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu, trừ kinh phí đã được cấp phục vụ hạ tầng công nghệ thông tin dùng chung tương ứng đã cấp tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 47/2024/NĐ-CP.
- Bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia; phân bổ kinh phí thường xuyên bảo đảm hoạt động thu thập thông tin, cập nhật, duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công.
*Lưu ý: Các quy định về việc xây dựng, cập nhật, duy trì, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia chưa phù hợp với các quy định tại Nghị định 47/2024/NĐ-CP thì thống nhất áp dụng quy định tại Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?