Báo cáo cuộc họp kiểm điểm công chức gồm có những nội dung gì? Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức?
Báo cáo cuộc họp kiểm điểm công chức gồm có những nội dung gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức họp kiểm điểm công chức
...
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, người chủ trì cuộc họp gửi báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm đến cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung sau đây:
a) Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
b) Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
c) Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm;
d) Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
đ) Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
Theo đó, báo cáo cuộc họp kiểm điểm công chức bắt buộc phải có những nội dung như sau:
- Hành vi vi phạm, tính chất và hậu quả của hành vi vi phạm;
- Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm;
- Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật;
- Kiến nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có) và trình tự thực hiện.
Báo cáo cuộc họp kiểm điểm công chức gồm có những nội dung gì? Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức họp kiểm điểm công chức
1. Trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm. Thành phần tham dự cuộc họp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp người bị kiểm điểm là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu thì lãnh đạo cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm tổ chức cuộc họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
Theo như quy định trên thì nếu như người bị kiểm điểm là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị mà công chức đó công tác sẽ tổ chức cuộc họp kiểm điểm.
Trường hợp công chức là người đứng đầu cơ quan đơn vị bị kiểm điểm thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của đơn vị mà công chức đó công tác sẽ tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức.
Tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm công chức được tiến hành như sau:
- Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ thông báo các nội dung: tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định của pháp luật;
- Người có hành vi vi phạm trình bày bản kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật.
Trường hợp người có hành vi vi phạm có mặt tại cuộc họp nhưng không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm vẫn được tiến hành.
Trường hợp người có hành vi vi phạm vắng mặt thì cuộc họp kiểm điểm được tiến hành sau 02 lần gửi thông báo triệu tập họp;
- Thành viên tham dự cuộc họp phát biểu, nêu rõ ý kiến về các nội dung quy định tại điểm a khoản này;
- Người chủ trì cuộc họp kết luận.
Nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản.
Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm công chức gồm có những ai?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức họp kiểm điểm công chức
...
2. Thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác là đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp là toàn thể công chức của đơn vị cấu thành; đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần dự họp kiểm điểm là toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức.
c) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức được cử biệt phái thì ngoài thành phần quy định tại điểm a, điểm b khoản này còn phải có đại diện lãnh đạo của cơ quan cử công chức biệt phái.
d) Trường hợp người bị kiểm điểm là công chức cấp xã thì thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và toàn thể công chức của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo như quy định trên thì thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm công chức công tác tại đơn vị cấu thành sẽ gồm có toàn bộ công chức của đơn vị cấu thành, đại diện lãnh đạo, cấp ủy, công đoàn, cơ quan tham mưu công tác tổ chức cán bộ.
Trường hợp sử dụng công chức không có đơn vị cấu thành thì thành phần tham dự cuộc họp kiểm điểm công chức sẽ gồm có toàn thể công chức của cơ quan, đơn vị đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư không phải thực hiện điều chỉnh giấy phép xây dựng khi nào? Hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm những gì?
- Nội dung chủ yếu cần có trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập là gì?
- Chọn Tên, biểu tượng của quỹ xã hội, quỹ từ thiện phải đáp ứng điều kiện gì? Nguyên tắc hoạt động của quỹ?
- Công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin được thực hiện như thế nào theo Thông tư 16?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình có nội dung thế nào?