Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật mới nhất nào?
- Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng những yêu cầu gì?
- Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?
- Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải nguy hại cần phải đáp ứng các yêu cầu ra sao?
Bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Thông tư 02/2022/TRT-BTNMT, theo đó:
- Vỏ bao bì có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, rò rỉ, đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí nạp, xả chất thải; bao bì mềm có ít nhất 02 lớp vỏ;
- Chịu va chạm, không hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng bình thường;
- Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài;
- Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng.
Bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với chủ xử lý chất thải nguy hại phải đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật gì?
Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với kích cỡ lớn như bồn, bể, công ten nơ hoặc thiết bị tương tự khác) phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2022/TRT-BTNMT, theo đó quy định như sau:
- Vỏ có khả năng chống được ăn mòn, không bị gỉ, không phản ứng hóa học với chất thải nguy hại chứa bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải để tránh rò rỉ;
- Kết cấu cứng chịu được va chạm, không hư hỏng, biến dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng;
- Có dấu hiệu cảnh báo theo quy định;
- Thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại ở thể lỏng hoặc có thành phần nguy hại dễ bay hơi phải có nắp đậy kín, biện pháp kiểm soát bay hơi;
- Trường hợp thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không có các thành phần nguy hại dễ bay hơi thì có thể không cần nắp đậy kín nhưng phải có mái hoặc biện pháp khác để che hoàn toàn nắng, mưa và biện pháp kiểm soát gió trực tiếp vào bên trong.
Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại đối với trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải nguy hại cần phải đáp ứng các yêu cầu ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Thông tư 02/2022/TRT-BTNMT, theo đó quy định:
- Có cao độ nền bảo đảm không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào;
- Có sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, chịu ăn mòn, không có khả năng phản ứng hóa học với chất thải nguy hại; sàn có đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng chất thải nguy hại cao nhất theo tính toán; tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy;
- Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bằng vật liệu không cháy, trừ các thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại với dung tích lớn hơn 05 m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong;
- Có phân chia các ô hoặc bộ phận riêng cho từng loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại có cùng tính chất để cách ly với các loại chất thải nguy hại hoặc nhóm chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau bằng vách không cháy cao hơn chiều cao xếp chất thải nguy hại.
Bên cạnh đó tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 của Điều này cũng quy định rằng:
- Trường hợp khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại được xây dựng theo dạng nhà kho thì phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam về nhà kho.
- Khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại ở thể lỏng phải có tường, đê, hoặc gờ bao quanh toàn bộ hoặc từng phần của khu vực hoặc một biện pháp cách ly thứ cấp khác để dự phòng chất thải nguy hại phát tán ra ngoài môi trường trong trường hợp có sự cố; có rãnh thu về một hố ga thấp hơn sàn để bảo đảm không chảy tràn ra bên ngoài.
- Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc đối tượng quản lý theo quy định của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên bục hoặc tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.
Hơn thế nữa, theo quy định tại khoản 7 của Điều này thì khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển chất thải nguy hại phải trang bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau:
- Có đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy;
- Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng;
- Hộp sơ cứu vết thương; bình chứa dung dịch để trung hòa khẩn cấp vết bỏng axít trong trường hợp lưu giữ chất thải có tính axít;
- Thiết bị xếp dỡ (thủ công hoặc cơ giới);
- Thiết bị thông tin liên lạc;
- Thiết bị báo động (như còi, kẻng, loa);
- Trong từng ô hoặc phân khu của khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ theo tiêu chuẩn Việt Nam về dấu hiệu cảnh báo liên quan đến chất thải nguy hại và có kích thước tối thiểu 30 cm mỗi chiều; vật liệu và mực của dấu hiệu và các dòng chữ nêu trên không bị mờ hoặc phai màu;
- Sơ đồ thoát hiểm, ký hiệu hướng dẫn thoát hiểm (ký hiệu EXIT hoặc ký hiệu chỉ lối thoát) đặt ở các điểm đầu mối của lối đi;
- Các bảng hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn khu vực lưu giữ hoặc trung chuyển, quy trình ứng phó sự cố (kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp xã, công an, cấp cứu về y tế, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương), có kích thước và ở vị trí bảo đảm thuận tiện quan sát, theo dõi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức chi quà Tết 2025 đối với CBCCVC, người lao động tại TPHCM thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo là bao nhiêu?
- Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng có được làm tròn? Tiền thưởng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng là bao nhiêu theo Nghị định 73 và Hướng dẫn 56?
- Ngày 23 1 có gì đặc biệt? Ngày 23 1 cung gì? Ngày 23 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?