Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính 2023? Công việc tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính gồm những gì?
Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính 2023?
Căn cứ Thông tư 02/2021/TT-BTP hướng dẫn cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế và khoán chi vụ việc trợ giúp pháp lý.
Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính được hướng dẫn tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP. Tại đây.
Cụ thể như sau:
Tải Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính Tại đây.
Bảng tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính 2023? Công việc tính khoán chi vụ việc tham gia TTHC gồm những gì?
Công việc tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BTP, khi thực hiện khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thực hiện các công việc được xác định là căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BTP.
Cụ thể như sau:
Thời gian tham gia tố tụng hành chính
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng hành chính gồm:
a) Tham gia các hoạt động theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 5 Thông tư này;
b) Tham gia đối thoại.
Theo đó, dẫn chiếu đến quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BTP như sau:
Thời gian tham gia tố tụng dân sự
1. Căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự gồm:
a) Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; đánh giá các điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư vấn hướng dẫn viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố; đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án;
b) Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
c) Tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan;
d) Tham gia lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các hoạt động thẩm định, định giá tài sản và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
...
e) Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng;
g) Gặp gỡ với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên quan;
h) Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
i) Chuẩn bị luận cứ bảo vệ;
k) Tham gia phiên tòa hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của người thực hiện trợ giúp pháp lý và không được báo trước thì tính thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
l) Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
m) Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
Như vậy, công việc tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính gồm tham gia đối thoại và các công việc nêu trên.
Cần lưu ý những gì khi tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính?
Căn cứ nội dung tại tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP, khi tính khoán chi vụ việc tham gia tố tụng hành chính, cần lưu ý một số nội dung sau:
- Mức khoán chi vụ việc phải căn cứ vào công việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý đã thực hiện.
- Trường hợp không thực hiện một hoặc một số công việc thì sẽ bị trừ số buổi theo các mức tương ứng sau:
+ Đối với vụ việc đơn giản: Tối thiểu 0,5 buổi;
+ Đối với vụ việc phức tạp: Tối thiểu 01 buổi.
- Trường hợp không thực hiện tất cả các công việc trong nhóm công việc khoán thì sẽ trừ hết số buổi của nhóm công việc đó.
- Trường hợp số buổi quy đổi để khoán chi vụ việc thấp hơn 03 mức lương cơ sở thì được khoán chi vụ việc bằng 03 mức lương cơ sở.
- Vụ việc kết thúc do người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết ở giai đoạn nào thì tính thực tế đến thời điểm rút yêu cầu hoặc đình chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?