Bảng lương mới từ 01/7/2024 của người lao động ngoài khu vực công khi cải cách tiền lương ra sao?
Bảng lương mới từ 01/7/2024 của người lao động ngoài khu vực công khi cải cách tiền lương ra sao?
Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, chính thức thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024.
Căn cứ nội dung cải cách tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ngoài khu vực công (cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang), người lao động tại doanh nghiệp cũng được thực hiện cải cách tiền lương.
Tuy nhiên, khác với khu vực công, bảng lương mới của người lao động tại doanh nghiệp sẽ không được tính theo lương cơ bản. Theo đó, bảng lương mới của người lao động hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận dựa trên mức lương tối thiểu để quyết định bảng lương mới của người lao động. Đảm bảo nguyên tắc lương mới không thấp hơn lương tối thiểu.
Trong đó, Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động.
Bảng lương mới từ 01/7/2024 của người lao động ngoài khu vực công khi cải cách tiền lương ra sao? (Hình từ Internet)
Cải cách tiền lương người lao động 2024 theo Nghị quyết 27 có những nội dung cải cách gì nổi bật?
Căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, dưới đây là các nội dung cải cách nổi bật đối với người lao động:
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương.
- Các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự quyết định chính sách tiền lương người lao động (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu và trên cơ sở thoả ước lao động tập thể phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp và công khai tại nơi làm việc.
- Doanh nghiệp và người lao động thương lượng, thoả thuận tiền lương, ký hợp đồng lao động và trả lương gắn với năng suất và kết quả lao động. Doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động thương lượng, thoả thuận về tiền lương, tiền thưởng, các chế độ khuyến khích khác trong thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước:
+ Thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm thì người đó đánh giá và trả lương.
+ Thực hiện giao khoán chi phí tiền lương người lao động, bao gồm cả tiền thưởng trong quỹ lương gắn với nhiệm vụ, điều kiện sản xuất kinh doanh, ngành nghề, tính chất hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ cấu tiền lương mới: Cơ cấu tiền lương người lao động trong doanh nghiệp sẽ do từng doanh nghiệp quyết định, đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Quy định về tiền lương và nguyên tắc trả lương cho người lao động hiện nay thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
- Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
- Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
- Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Nguyên tắc trả lương cho người lao động được quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?