Bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 tăng bao nhiêu?
Bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 tăng bao nhiêu?
Theo tinh thần của Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
*Lưu ý: Tiền thưởng sẽ chiếm khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Theo đó, tiền lương giáo viên mới sẽ được tính bằng công thức như sau:
Lương giáo viên = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có). |
Ngoài ra, Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 còn đưa ra nội dung cải cách đối với giáo viên như sau:
Sẽ xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Như vậy, căn cứ theo nội dung nêu trên thì sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 giáo viên sẽ được hưởng lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành và bảo đảm không thấp hơn mức tiền lương hiện hưởng.
Ngoài ra, theo như tinh thần tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 thì ngoài các khoản thu nhập từ tiền lương và phụ cấp như hiện nay, sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì giáo viên có thể sẽ được hưởng thêm một khoản thu nhập từ tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Bên cạnh đó, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi, trích lập quỹ tiền lương đến nay được khoảng 560 nghìn tỷ đồng bảo đảm đủ nguồn để cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 từ ngày 01/7/2024 trong 3 năm 2024 - 2026. Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Do đó, sau cải cách tiền lương, kể từ năm 2025, giáo viên sẽ được tăng mức lương bình quân là 7%/năm, cho đến khi mức lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024 theo Nghị quyết 27 tăng bao nhiêu? (Hình từ internet)
Sau cải cách tiền lương 2024 giáo viên sẽ tiếp tục được nâng bậc lương đúng không?
Căn cứ tại điểm c, tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, có đưa ra nội dung cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) như sau:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
...
Như vậy, căn cứ theo nội dung tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 nêu trên thì sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ ngày 01/7/2024 thì giáo viên vẫn sẽ được được nâng lương trước thời hạn, nâng bậc lương thường xuyên nhưng phải phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Bảng lương mới của giáo viên được xây dựng dựa trên yếu tố nào?
Căn cứ tại điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, có 05 yếu tố chính để xây dựng bảng lương mới đối với giáo viên như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?