Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có những nhiệm vụ gì và có nhiệm kỳ là bao lâu?
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước bao gồm mấy thành viên?
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có nhiệm kỳ bao lâu?
- Tiêu chuẩn trở thành thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là gì?
- Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước bao gồm mấy thành viên?
Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và khoản 4 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau về việc tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có quy định như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
1. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.
...
4. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn.
Thành viên của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có những nhiệm vụ gì và có nhiệm kỳ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có nhiệm kỳ bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
...
3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) đề nghị hội nghị người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.
Theo đó, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là 02 năm.
Tiêu chuẩn trở thành thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 77 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước
...
2. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Theo đó, tiêu chuẩn trở thành thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước là:
- Phải là người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước,
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ;
- Có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân;
- Không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp.
Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 78 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước:
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.
- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
- Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.
- Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.
- Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 16 ngày nghỉ hằng năm theo hợp đồng lao động 12 tháng áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng nào?
- Nội dung chi phí công việc tư vấn đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định đơn giá xây dựng chi tiết của công trình là gì?
- Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi? Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi nào?
- Lỗi không gương xe ô tô phạt bao nhiêu năm 2025? Quy định về lắp gương chiếu hậu xe ô tô năm 2025 ra sao?
- Chuyển mạng viễn thông di động mặt đất giữ nguyên số thuê bao viễn thông theo Nghị định 163 như thế nào?