Bản mô tả vị trí việc làm Giáo viên mầm non hạng 1 trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như thế nào?
- Các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Giáo viên mầm non hạng 1 trường mầm non công lập như thế nào?
- Phạm vi quyền hạn Giáo viên mầm non hạng 1 như thế nào?
- Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên mầm non hạng I như thế nào?
- Các mối quan hệ công việc của giáo viên mầm non hạng I như thế nào?
Các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Giáo viên mầm non hạng 1 trường mầm non công lập như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Giáo viên mầm non hạng 1 trường mầm non công lập như sau:
(1) Nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng 2 và hạng 3 | Theo bản mô tả vị trí việc làm của giáo viên mầm non hạng 2 và hạng 3 |
Thực hiện các nhiệm vụ khác của giáo viên mầm non hạng 1: | |
- Tham gia biên tập hoặc biên soạn nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp huyện trở lên. | Tài liệu được sử dụng để bồi dưỡng giáo viên mầm non |
- Tham gia bồi dưỡng hoặc tham mưu, đề xuất hoặc tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non từ cấp trường trở lên. | Hoàn thành việc bồi dưỡng đối với các lớp được phân công hoặc hoàn thành kế hoạch tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non được ban giám hiệu hoặc tổ chuyên môn. |
- Tham gia ban giám khảo các hội thi của cấp học mầm non từ cấp huyện trở lên | Hoàn thành nhiệm vụ của ban giám khảo theo nội quy, quy chế, hướng dẫn của hội thi. |
- Tham gia hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp huyện trở lên. | Phối hợp với đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ tự đánh giá, đánh giá ngoài hoặc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng theo kế hoạch. |
(2) Các nhiệm vụ khác
Công việc cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
Theo phân công của hiệu trưởng. | Hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo yêu cầu đối với từng việc được phân công cụ thể. |
Bản mô tả vị trí việc làm Giáo viên mầm non hạng 1 trường mầm non công lập theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi quyền hạn Giáo viên mầm non hạng 1 như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ phạm vi quyền hạn của giáo viên mầm non hạng 1 như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể |
1 | Quản lý trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý. |
2 | Quản lý sổ sách đối với giáo viên theo quy định. |
3 | Được lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với trẻ em mầm non và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục mầm non. |
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên mầm non hạng I như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên mầm non hạng I như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Có từ đủ 09 năm giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương theo quy định. - Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp tỉnh trở lên. - Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. |
Phẩm chất cá nhân | - Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non. - Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em. - Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. - Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo. |
Các mối quan hệ công việc của giáo viên mầm non hạng I như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục 1 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ các mối quân hệ quan hệ công việc của giáo viên mầm non hạng 1 như sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp | Các đơn vị phối hợp chính |
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn | Trẻ em ở các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân công giảng dạy nói riêng; trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non nói chung. | Hội đồng trường; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức Công đoàn, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo. |
Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị thuộc Bộ | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định. |
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định. |
Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. | Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non theo quy định. |
Ủy ban xã, phường, thị trấn; các cơ sở giáo dục mầm non khác. | Thực hiện nhiệm vụ triển khai Chương trình giáo dục mầm non; phát huy vai trò của nhà trường với cộng đồng. |
Các tổ chức, đoàn thể khác. | Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể vào hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?