Bản mô tả vị trí việc làm giảng viên đại học mới nhất năm 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Yêu cầu về trình độ đối với giảng viên đại học mới nhất năm 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về trình độ đối với giảng viên đại học như sau:
Giảng viên cao cấp (hạng I)
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp tiến sĩ phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên cao cấp theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên; - Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL của từng đơn vị). |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Là giảng viên có uy tín, có kinh nghiệm trong giảng dạy đại học. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan; - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt; - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe; - Điềm tĩnh, cẩn thận; - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập; - Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)) |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn. - Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. |
Giảng viên chính (hạng II)
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Tốt nghiệp Thạc sĩ trở lên ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy phù hợp với vị trí việc làm. - Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng đại học theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II); - Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL của từng đơn vị). |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Là giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy đại học. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan; - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt; - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe; - Điềm tĩnh, cẩn thận; - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập;. - Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL)) |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan chuyên môn. - Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. |
Giảng viên (hạng III)
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có bằng Thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy theo yêu cầu của đơn vị - Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn chủ tịch hội đồng đại học theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên. - Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL của từng đơn vị). |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | - Có phương pháp giảng dạy đại học, có tinh thần cầu thị và tiếp thu ý kiến góp ý trong công tác. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan; - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt; - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe; - Điềm tĩnh, cẩn thận; - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập; - Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL) |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan chuyên môn. - Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. |
Bản mô tả vị trí việc làm giảng viên đại học mới nhất năm 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Phạm vi quyền hạn của giảng viên đại học mới nhất năm 2024 là gì?
Tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ phạm vi quyền hạn của giảng viên đại học như sau:
Giảng viên cao cấp (hạng I)
TT | Quyền hạn cụ thể |
I | Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; - Được đánh giá người học; - Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; - Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
II | Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không |
Giảng viên chính (hạng II)
TT | Quyền hạn cụ thể |
I | Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; - Đánh giá người học; - Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; - Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; - … |
II | Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không |
Giảng viên (hạng III)
TT | Quyền hạn cụ thể |
I | Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ: - Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao; - Đánh giá người học; - Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao; - Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao; -... |
II | Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức: Không |
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có nêu rõ như sau:
Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Theo đó, Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?